SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tin tiếp theo
06/08/2018 10:30
Đó là phát biểu của Thứ trưởng Trần Văn Tùng tại Hội thảo công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh thành phố năm 2018 diễn ra ngày 3/8.
06/08/2018 10:04
Để gỡ vướng về thủ tục tài chính cho nhà khoa học khi thực hiện các đề tài, dự án, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) đã sửa đổi, ban hành các quy định liên quan. Tuy nhiên, vẫn còn những cơ chế, thủ tục về quản lý đề tài, dự án chưa phù hợp, ảnh hưởng đến việc nghiên cứu của nhà khoa học...
02/08/2018 08:17
Năng lượng là bài toán quan trọng và phức tạp mà mọi quốc gia đều phải đối mặt, điều này càng khó khăn hơn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Sự phát triển của các công nghệ năng lượng mới đang đặt Việt Nam trước nhiều thách thức và thời cơ để hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
30/07/2018 14:50
Trồng rau xanh trên những toà nhà chọc trời hay trong container ở bất cứ nơi đâu chỉ là hai trong số những mô hình canh tác đột phá có thể sớm thay thế các kỹ thuật canh tác truyền thống.
30/07/2018 15:07
Các phương pháp canh tác kỹ thuật cao như thủy canh hay trồng rau quả trong nhà kính đã được áp dụng trong nông nghiệp từ rất lâu, nhưng phải đến khi đưa vào những mô hình nông trại thẳng đứng đầu tiên, hiệu quả của nó mới khiến người ta ngỡ ngàng.
31/07/2018 09:11
Ở Việt Nam, PGS được xem là hệ thống giám sát đảm bảo chất lượng hữu cơ duy nhất cho thị trường sản phẩm nội địa hiện nay. Những sản phẩm được giới thiệu là hữu cơ nhưng không có chứng nhận PGS thì vẫn là hàng 'tự phong', chưa có tiêu chuẩn nào giám sát và chứng nhận.
27/07/2018 16:20
Ngày 26-7, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo định danh điện tử trong nền kinh tế số tại Việt Nam. Các đại biểu đều cho rằng, định danh điện tử là khái niệm mới mẻ ở Việt Nam, cần xây dựng khuôn khổ pháp lý cho định danh điện tử để phát triển kinh tế số.
26/07/2018 15:42
Nghiên cứu do các tác giả: Phan Thị Thanh Quế, Võ Thị Vân Tâm, Tống Thị Ánh Ngọc - Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ; Koen Dewettinck - Bộ môn Chất lượng và An toàn thực phẩm, Trường Đại học Ghent thực hiện.
27/07/2018 10:20
Long An: Hoạt động KH&CN đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn
26/07/2018 08:20
Thời gian qua, Quảng Nam đã triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) tập trung vào nghiên cứu triển khai, chú trọng các nghiên cứu có địa chỉ áp dụng cụ thể. Nhiều thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị, chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
25/07/2018 08:22
Vai trò của KH&CN ngày càng quan trọng nhất là trong quá trình phát triển đất nước hiện nay. Với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực điều hành thì các lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường càng phải thay đổi để theo kịp với tình hình mới.
23/07/2018 08:10
Chỉ có 24 tiếng để thực hiện sản phẩm từ lên ý tưởng, lập trình cho tới hoàn thiện nhưng 11 đội thi AngelHack Hackathon khu vực phía Nam đã cho ra những giải pháp hết sức sáng tạo cho giao thông thông minh tại buổi chung kết chiều 22.7.
24/07/2018 08:14
Đại diện Việt Nam sẽ có cơ hội được trải nghiệm các công nghệ mới về STEM robot tại Thái Lan vào tháng 11 sắp tới.
23/07/2018 10:09
Trong thời gian tới, đồng bằng sông Cửu Long nhận được nhiều cơ chế, chính sách phát triển kinh tế xã hội.Thông tin trên được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu tại văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Xuân, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ về chính sách ưu tiên thúc đẩy sự phát triển đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. Văn bản nêu, thời gian qua, đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, nhất là: biến đổi khí hậu gây ra thiên tai bão, lốc; khô hạn kéo dài, triều cường, xâm nhập mặn vào sâu; việc quản lý sử dụng tài nguyên thiếu bền vững làm cạn kiệt tài nguyên rừng, thiếu rừng phòng hộ che chắn, sạt lở bờ biển, mất đất sản xuất ven biển, xâm nhập mặn gia tăng... Những thách thức này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng, đe dọa đến các mục tiêu phát triển bền vững đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ đã tổ chức các Hội nghị cũng như ban hành các Nghị quyết phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu với các mục tiêu, tầm nhìn dài hạn và các giải pháp căn cơ, bài bản nhằm đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết chủ động ban hành Kế hoạch chi tiết, tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; chủ động bố trí kinh phí để thực hiện; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc triển khai thực hiện để đưa Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, thúc đẩy phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long. Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực huy động từ doanh nghiệp xây dựng các tuyến đê mềm để mở rộng đất đai, kết hợp phát triển kinh tế. Về cơ chế, chính sách, Thủ tướng Chính phủ cho phép cấp ủy và chính quyền địa phương thống nhất quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, bảo đảm đúng quy định trên tinh thần có lợi cho Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định hỗ trợ vốn cho các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long 1.500 tỷ đồng xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ ưu tiên triển khai một số cơ chế chính sách phát triển kinh tế xã hội, như: xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Xây dựng Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững; Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực xã hội; Xây dụng chính sách chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp... Bên cạnh đó, các nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường cũng được ưu tiên triển khai. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nông nghiệp gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thực hiện xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long; nâng cao chất lượng giống, nâng tầm nền nông nghiệp đối với ba nhóm sản phẩm chủ lực: thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo của vùng.
18/07/2018 08:57
Đặc biệt, tại sự kiện lần này GS.TS Nguyễn Kỳ Phùng, Phó giám đốc Sở KH&CN TP.HCM, Viện trưởng ICST, sẽ giới thiệu hệ thống quan trắc và cảnh báo chất lượng không khí, giúp người dân chủ động theo dõi mức độ ô nhiễm và đưa ra các lựa chọn phù hợp.
Trang: Đầu Trước ... 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 ... Sau Cuối
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ