SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Công nghệ màn hình Micro LED còn 500 ngày phát triển nếu muốn cạnh tranh với OLED

[26/10/2017 09:25]

Nếu muốn thương mại hóa công nghệ micro LED, các nhà sản xuất phải chạy đua để hoàn thiện công nghệ này trong khoảng thời gian 500 ngày nữa. Theo Chen Li-yi, chủ tịch của Mikro Mesa Technology thì các nhà phát triển màn hình micro LED đang phải chạy đua với thời gian. Trong thời gian khoảng 500 ngày nữa, nếu công nghệ này không được thương mại hóa, nó sẽ bị giới hạn trong các thị trường ngách trước sự phổ biến của màn hình OLED.

Sự phát triển thành công của công nghệ micro LED dựa trên 3 yếu tố: thị trường cơ sở, thị trường tiềm năng và đầu tư cơ sở hạ tầng. Thị trường cơ sở là nơi ứng dụng ban đầu để tạo ra doanh thu đủ để hỗ trợ phát triển công nghệ; hị trường tiềm năng là chìa khóa ứng dụng thương mại để phát triển hơn nữa công nghệ; đầu tư cơ sở hạ tầng đề cập đến việc thành lập một chuỗi cung ứng cho công nghệ.

Có thể tham khảo sự cạnh tranh giữa công nghệ Plasma và màn hình LCD trong quá trình phát triển micro LED. Sau khi được áp dụng rộng rãi bởi máy tính xách tay và màn hình, màn hình LCD tìm đường tới các tivi 42 inch và lớn hơn trong giai đoạn 2000-2013. Thị trường TV là thị trường cơ bản cho công nghệ plasma, nhưng TV plasma rất đắt, công nghệ không có thị trường tiềm năng để hỗ trợ phát triển. Trong khi LCD được sử dụng rộng rãi cho nhiều sản phẩm và dần bắt kịp các tiêu chuẩn về chất lượng hình ảnh… nên cuối cùng dẫn đến sự kết thúc của công nghệ màn hình Plasma.

Trước đây, màn hình LCD chiếm ít nhất 95% thị trường màn hình cho các thiết bị tiêu dùng và điện thoại nhưng hiện nay công nghệ này đang gặp phải sự cạnh tranh của màn hình OLED. OLED được đánh giá là có tiềm năng thay thế LCD cho phân khúc TV kích thước lớn. LCD là công nghệ trưởng thành và hầu hết các công ty tham gia vào việc nghiên cứu và phát triển màn hình OLED đều là những nhà sản xuất LCD.

Vì công nghệ micro LED vẫn đang được phát triển nên nó hầu như chưa có thị trường cơ bản và sự đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng sản xuất. Tuy nhiên, công nghệ này sẽ có một thị trường tiềm năng rộng lớn bao gồm gần như tất cả các loại màn hình hiển thị. Sự lựa chọn của thị trường cơ bản là chìa khóa cho việc liệu micro LED có thể trở thành một công nghệ màn hình hiển thị chính và ứng dụng cho TV cỡ lớn, điện thoại thông minh, thiết bị VR (thực tế ảo)/AR (tăng cường thực tế) trong tương lai hay không.

Giá của bảng điều khiển micro LED trên TV 55 inch sẽ thấp hơn so với LCD vì không cần các đơn vị đèn nền, tinh thể lỏng, bộ lọc màu, phân cực và các thành phần khác. Vì vậy Mikro Mesa đang phát triển các tấm micro LED cho TV 55 inch trở lên. Nhưng việc sản xuất các sản phẩm kích thước lớn đang gặp khó khăn về mặt công nghệ.

Các tấm nền micro LED dưới 10 inch ít khó khăn hơn khi sản xuất, nó có tính năng tiết kiệm năng lượng, hiệu suất hiển thị cao và phù hợp để sử dụng trong điện thoại thông minh. Nhưng micro LED sẽ đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ OLED, đặc biệt là sau khi Apple sử dụng công nghệ OLED cho iPhone X. Samsung Display, LG Display và các nhà sản xuất bảng điều khiển Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển và sản xuất các bảng OLED nên micro LED rất khó cạnh tranh với OLED trong phân khúc điện thoại thông minh.

Các tấm micro LED cực nhỏ cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị VR/AR, nhưng giá trị của các thiết bị này nằm trong nội dung và phần mềm thay vì màn hình hiển thị.

Đối với màn hình hiển thị từ 10 đến 32 inch, công nghệ màn hình LCD đã chiếm ưu thế và công nghệ micro LED cũng có rất ít cơ hội để thành công.

Do đó, các ứng dụng TV 55 inch trở lên sẽ là một cơ hội cho công nghệ micro LED. Tuy nhiên, khi TV LCD kích thước lớn nói chung là không tốn kém thì các TV micro LED phải cung cấp một mức giá hợp lí thì mới có thể giành được ưu thế.

genk.vn
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ