SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ấu trùng cua biển và ảnh hưởng của Probiotic (Bacillus subtilis)

[11/09/2018 15:35]

Nghiên cứu của tác giả Trần Nguyễn Khoa Duy (Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ) được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của vi khuẩn Bacillus subtilis trong quá trình ương ấu trùng cua biển, giúp cải thiện chất lượng nước, giảm hàm lượng TAN, nitrite và mật độ Vibrio trong nước, tăng các hoạt tính enzyme protease, trypsin, pepsin và amylase, nâng cao tỉ lệ sống, tỉ lệ biến thái ấu trùng và hoạt tính của các enzyme tiêu hóa và kiểm soát dịch bệnh.

Ảnh: Minh họa

Cua biển (Scylla paramamosain) loài đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao và được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, trại giống cua tỉ lệ thuận với diện tích nuôi ngày càng mở rộng nhưng tỉ lệ sống của ấu trùng còn thấp, đây cũng là vấn đề khó khăn nhất hiện nay. Bên cạnh đó, có nhiều loại kháng sinh đã và đang được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để kiểm soát dịch bênh, trong đó, Probiotic được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản để cải thiện chất lượng nước, kiểm soát dịch bệnh và tăng cường hệ thống miễn dịch của các động vật thủy sinh. Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài đánh giá tác dụng của Probiotic lên sự phát triển và miễn dịch trên tôm, cá, nhuyễn thể như (Yarahmadi et al., 2016; Munir et al., 2018), (Zokaeifar et al., 2012; Sumon et al., 2018), (Prado, Romalde, and Barja, 2010; Thảo et al., 2012; Saebom, 2016) nhưng lại chưa có nhiều thông tin liên quan đến ứng dụng probiotic trong quá trình ương ấu trùng cua biển. Tác giả Trần Nguyễn Khoa Duy đã thực hiện  nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của probiotic (Bacillus subtilis) lên chất lượng nước ương, tỉ lệ sống và hoạt tính enzyme tiêu hóa của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain).

Nghiên cứu được tiến hành tại trại thực nghiệm Akuatrop, Đại học Malaysia Terengganu, Cua mẹ được nuôi vỗ trong hệ thống tuần hoàn với thức ăn là sò huyết và cắt mắt. Ấu trùng cua hướng quang mạnh sẽ được thu và sử dụng cho thí nghiệm. Bên cạnh đó, Bacillus subtilis được bổ sung hàng tuần với mật độ 106 CF/mL và nghiệm thức đối chứng không sử dụng probiotic. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Probiotic có thể giúp cải thiện chất lượng nước như hàm lượng TAN, nitrit và mật độ Vibrio thấp hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Các hoạt tính của các enzyme tiêu hóa tăng đáng kể từ giai đoạn Zoae 1 đến Zoae 5 (p<0,05). Nghiên cứu này còn cho thấy Bacillus subtilis thích hợp để ứng dụng trong ương nuôi ấu trùng cua biển để nâng cao tỉ lệ sống, tỉ lệ biến thái ấu trùng và hoạt tính của các enzyme tiêu hóa, cải thiện chất lượng nước và kiểm soát dịch bệnh trên ấu trùng cua biển.

Tạp chí Khoa học tập 54, chuyên đề Thủy sản (2018) – Đại học Cần Thơ (nkyen)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài