SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Một số mầm bệnh trên Nghêu ở tỉnh Bến Tre

[14/09/2018 10:25]

Nghiên cứu này được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 và Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện, cụ thể là tác giả Nguyễn Thanh Hà, Ngô Thị Ngọc Thủy và Từ Thanh Dung đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định một số tác nhân gây bệnh trên Nghêu ở tỉnh Bến Tre, từ đó cung cấp thông tin khoa học phục vụ cho việc quy hoạch đối tượng nuôi và những biện pháp quản lý dịch bệnh một cách hiệu quả.

Ảnh: Minh họa

Theo các tài liệu được các tác giả nghiên cứu thì Nghêu (Meretrix lyrata) phân bố chủ yếu ở vùng biển ấm Tây Thái Bình Dương từ biển Đài Loan đến Việt Nam, Ở Việt Nam chúng phân bố ở khu vực Tây Nam Bộ như: Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), Gò Công (Tiền Giang), Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú (Bến Tre), Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), Ngọc Hiển (Cà Mau), Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và Cầu Ngang, Duyên Hải (Trà Vinh). Nghêu là một trong những loài động vật thủy sản có giá trị kinh tế cao, là nguồn thực phẩm ưa chuộng và được tiêu thụ rộng rãi và có giá trị để xuất khẩu. Bên cạnh những mặt thuận lợi Nghêu mang lại thì chúng ta gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc nuôi Nghêu gây tổn thất không ít cho người nuôi làm cho các động vật nhuyển thể chết nhiều trong đó có Nghêu và tác giả Ngô Thị Ngọc Thủy và cộng sự đã tìm thấy Perkinsus olseni (kí sinh trùng Perkinsus) trên Nghêu Bến Tre nuôi tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh và xác định đây là tác nhân gây chết Nghêu trong điều kiện nhiệt độ, độ mặn môi trường cao. Vì vậy nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định một số tác nhân gây bệnh trên Nghêu ở tỉnh Bến Tre, từ đó cung cấp thông tin khoa học phục vụ cho việc quy hoạch đối tượng nuôi và những biện pháp quản lý dịch bệnh một cách hiệu quả.

Nghiên cứu được thực hiện tỉnh Bến Tre, cụ thể là mẫu Nghêu được thu tại hai hợp tác xã Tân Thủy và An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre với số lượng từ 30-40 con/mẫu vào mùa khô và mùa mưa. Phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: Phân tích yếu tố môi trường, xác định mật độ vi khuẩn trong nước, phân lập và định danh vi khuẩn trên Nghêu, mô học, nuôi cấy ký dinh trùng. Và phương pháp xử lý số liêu được sử dụng là phân tích Anova và tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Qua kết quả nghiên cứu các tác giả cho thấy được trong mùa dịch bệnh Nghêu thường có vỏ bị tổn thương, thịt không đầy vỏ (Nghêu gầy), ngậm cát trong xoang cơ thể, màng áo xuất hiện những đốm/mảng trắng và tuyến tiêu hóa chuyển màu vàng. Chất lượng nước tại bãi nuôi: pH, NO2, NH3, H2S không có khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô nhưng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được xác định ở yếu tố nhiệt độ và độ mặn (P<0,05). Mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số trong nước dao động từ 0,33 - 4,2.103 cfu/mL trong đó 4 loài Vibrio parahaemolyticus, V. vulnificus, V. alginolyticus và V. cholerae chiếm ưu thế. Sự hiện diện của Copepod bên trong xoang cơ thể và Barnacle bám bên ngoài vỏ Nghêu cũng được phát hiện với tỉ lệ nhiễm thấp, lần lượt là 2,92% và 0,83%. Ngoài ra, nghiên cứu này đã xác định được ký sinh trùng nội ký sinh trên Nghêu nuôi tại Bến Tre là Perkinsus sp. với tỉ lệ nhiễm 35% và cường độ nhiễm 1,62 – 1.283,22 bào tử/g. Biểu hiện mô học đặc trưng của Nghêu bệnh là cấu trúc của mô mang, ống gan tụy và chân Nghêu biến đổi có hiện diện của ký sinh trùng Perkinsus sp., và sinh vật giống Rickettsia trên mang.

Tạp chí Khoa học tập 54, chuyên đề Thủy sản (2018) – Đại học Cần Thơ (nkyen)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ