SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Quy trình sản xuất trà bụt giấm

[14/09/2018 16:08]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Đặng Thị Yến và Đặng Quốc Tiến (Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh) thực hiện với mục đích tìm ra quy trình sản xuất trà bụt giấm hòa tan để góp phần làm phong phú thêm sản phẩm tiêu dùng có tính ứng dụng cao.

Bụt giấm (Hibiscus sabdariffa Linn.) là một loại dược liệu có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tính theo hàm lượng chất khô, đài hoa bụt giấm chứa khoảng 1,5% anthocyanin, khoảng 15-30% axit hữu cơ, các vitamin A, B1, B2, C, E, F và nhiều loại khoáng chất như sắt, đồng, canxi, magie.

Nghiên cứu được thực hiện trên đài hoa bụt giấm khô, đài hoa bụt giấm khô được nghiền nhỏ với kích thước 0,42 mm, quá trình trích ly được thực hiện ở 40 ºC trong 3 giờ, tỷ lệ bụt giấm:nước là 1:10 g/mL. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến sự cô đặc dịch chiết bụt giấm, tỷ lệ phối trộn maltodextrin, nhiệt độ sấy phun, tỷ lệ phối trộn bột bụt giấm, đường, bột hương dâu để tăng hiệu quả trích ly và tạo thành sản phẩm trà bụt giấm hòa tan. Cô đặc dịch chiết ở 90 ºC trong 60 phút, phối trộn maltodextrin với tỷ lệ 15% theo khối lượng và sấy phun ở 90 ºC với lưu lượng nhập liệu 5 rpm, áp suất 3 bar.

Kết quả cho thấy, nghiên cứu đã bước đầu xây dựng được quy trình sản xuất trà bụt giấm hòa tan với nguyên liệu là đài hoa bụt giấm khô. Sản phẩm thu được có cấu trúc mịn, tơi, độ ẩm 3,73%, màu đỏ hồng, hương vị đặc trưng của bụt giấm. Trà hòa tan từ bụt giấm được đánh giá cao về tính ứng dụng và thị hiếu người tiêu dùng.

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí khoa học Công nghệ và Thực phẩm 15 (1) (2018) trang 95-105.

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm (pcmy)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ