SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tổng hợp và thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các dẫn chất phenylpyridinylthioure

[14/11/2018 16:37]

Qua nhiều nghiên cứu trên thế giới, các dẫn chất thioure thể hiện tác dụng dược lý rất đa dạng có thể kể đến như: ức chế thần kinh trung ương (thialbarbital, thiopental…), kháng giáp (thiobarbital, thibenzazolin…), kháng lao (thiaceptazon, thiocarlid…), kháng nấm (thiophanat) và theo tài liệu gần đây, một số dẫn chất thioure kháng được cả virus (phenthylthiazol -thioure).

Năm 1995, Caujolle R. và CS. đã tổng hợp được một số dẫn chất thioure có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Trong những nghiên cứu trước, cũng đã tổng hợp các dẫn chất thioure từ sự ngưng tụ phenylisothiocyanat với 4-aminosalicylic và các dẫn chất. Các chất thu được cho tác dụng tốt trên vi khuẩn và vi nấm. Nối tiếp các kết quả tổng hợp trên, một bài báo trên tạp chí Dược học mô tả phương pháp tổng hợp các dẫn chất thioure từ anilin và 3-cloroanilin theo phương pháp cộng hợp phenylisothiocyanat với các dẫn chất và đồng đẳng của aminopyridin và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các dẫn chất phenylpyridinylthioure này.

Qua nhiều nghiên cứu trên thế giới, các dẫn chất thioure thể hiện tác dụng dược lý rất đa dạng có thể kể đến như: ức chế thần kinh trung ương (thialbarbital, thiopental…), kháng giáp (thiobarbital, thibenzazolin…), kháng lao (thiaceptazon, thiocarlid…), kháng nấm (thiophanat) và theo tài liệu gần đây, một số dẫn chất thioure kháng được cả virus (phenthylthiazol -thioure). Năm 1995, Caujolle R. và CS. đã tổng hợp được một số dẫn chất thioure có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Trong những nghiên cứu trước, cũng đã tổng hợp các dẫn chất thioure từ sự ngưng tụ phenylisothiocyanat với 4-aminosalicylic và các dẫn chất. Các chất thu được cho tác dụng tốt trên vi khuẩn và vi nấm. Nối tiếp các kết quả tổng hợp trên, một bài báo trên tạp chí Dược học mô tả phương pháp tổng hợp các dẫn chất thioure từ anilin và 3-cloroanilin theo phương pháp cộng hợp phenylisothiocyanat với các dẫn chất và đồng đẳng của aminopyridin và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các dẫn chất phenylpyridinylthioure này.

Dẫn chất phenylpyridinylthioure

Nguyên liệu được dùng trong nghiên cứu là hóa chất và dung môi (Himedia, Acros và Trung Quốc) với độ tinh khiết > 97% được sử dụng không qua tinh chế. Các chủng vi khuẩn dùng trong thử nghiệm : Escherichia coliATCC 25922, Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853, Streptococcus faecalis ATCC 29212, Staphylococcus aureus ATCC 29213, Staphylococcus aureus đề kháng methicilin (MRSA) ATCC 43300. Các chủng nấm dùng trong thử nghiệm: Candida albicans ATCC 10231, Aspergillusniger ATCC 16404.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp:

Tổng hợp hóa học: Theo sơ đồ 3 giai đoạn.

Xác định cấu trúc: Dựa trên các dữ liệu phổ UV, IR, 1H-NMR, 13C-NMR.

Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm: Định tính khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của các chất thử nghiệm bằng phương pháp khuếch tán trong thạch. Xác định MIC của chất thử bằng phương pháp pha loãng hay phương pháp pha loãng bán định lượng

Theo kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã thực hiện tổng hợp và xác định cấu trúc của 13 chất, trong đó, có 9 dẫn chất phenylpyridinylthioure. Tổng hợp phenylisothiocyanat và 3-clorophenylisothiocyanat bằng phương pháp thiocarbanilid. 9 chất phenylpyridinylthioure tổng hợp bằng phương pháp cộng hợp giữa phenylisothiocyanat hoặc 3-clorophenylisothiocyanat với các aminopyridin. Các sản phẩm tổng hợp được tinh chế bằng phương pháp kết tinh lại với dung môi là ethanol. Các kết quả phổ IR, MS và NMR đều phù hợp với cấu trúc dự kiến theo lý thuyết. Đã định tính và xác định MIC của các chất thử nghiệm, trong đó có một số chất mang lại tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm tốt.

Tạp chí Dược học – Bộ Y tế Số: 509 - Tháng 9/2018 - Trang 28-32, 87
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ