SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu hiệu quả của nhận diện mống mắt trong phẫu thuật lasik phi cầu ở người cận và loạn thị

[18/07/2019 15:02]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Lâm Minh Vinh, Trần Hải Yến và Trần Thị Phương Thu - Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

 Ảnh minh họa.

Loạn thị tồn dư sau mổ là một trong những nguyên nhân chính làm giảm sự tối ưu của kết quả phẫu thuật LASIK, ngay cả ở mức 0.5D. Trong đó, xoay mắt tư thế và xoay mắt trong lúc mổ là những nguyên nhân thường gặp và có thể điều chỉnh được. Để hạn chế loạn thị do xoay mắt tư thế, bác sĩ phẫu thuật phải đánh dấu giác mạc bằng tay dưới sinh hiển vi ở tư thế ngồi, rồi điều chỉnh đầu khi bệnh nhân ở tư thế nằm sao cho trục 00 – 1800 của mắt bệnh nhân trùng với trục 00 - 1800 của máy. Với xoay mắt trong lúc mổ, các hệ thống theo dõi chuyển động mắt (eye tracker) thế hệ cũ chưa bù đắp được do chỉ theo dõi chuyển động mắt theo các trục X (phải - trái), Y (trên – dưới), Z (cao – thấp) chứ không có trục ư (xoay). Các nghiên cứu cho thấy nếu điều trị lệch góc trên 20 sẽ gây ra quang sai và lệch khoảng 150 sẽ giảm hiệu quả điều trị loạn thị lên tới 50%. Các hạn chế đó đã thúc đẩy các nhà sản xuất phát triển và ứng dụng công nghệ NDMM cùng hệ thống theo dõi chuyển động mắt bốn chiều để đảm bảo tính chính xác tại từng điểm bắn laser. Công nghệ mới này dùng cả mống mắt làm bản đồ tham chiếu để so sánh với hình ảnh mới của mống mắt khi mắt dịch chuyển ở vị trí mới trong quá trình laser v đã được công nhận bởi cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ vào tháng 10/2003. Bên cạnh đó, phương thức mổ phi cầu cũng được áp dụng nhằm giảm cầu sai sau mổ, tất cả cùng hướng đến mục tiêu là tăng chất lượng thị giác sau mổ. Tại khoa Khúc xạ Bệnh Viện Mắt TPHCM, phần mềm ứng dụng về nhận diện mống mắt được áp dụng từ năm 2008 dành cho máy Zyoptix 217Z100 nhằm nâng cao chất lượng điều trị phẫu thuật khúc xạ cho bệnh nhân nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Tất cả bệnh nhân đến khám và điều trị khúc xạ tại khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt TPHCM từ tháng 3/2009 đến tháng 3/2010 thoả mãn các tiêu chuẩn sau: tuổi từ 18 trở lên và khúc xạ ổn định ít nhất 6 tháng. Thị lực chỉnh kính tối đa từ 5/10 trở lên. Hai mắt cùng có độ loạn cận ít nhất -0,75D với sự khác nhau về độ loạn cận ≤ -1D và độ cầu tương đương ≤ -3D. Độ cầu tương đương hai mắt ≤ -10D và bề dày giác mạc trên 470micron và đủ dày để điều trị hết độ với giác mạc nền còn lại sau laser ít nhất là 280micron. Bỏ kính tiếp xúc mềm ít nhất 1 tuần và kính tiếp xúc cứng ít nhất 1 tháng trước khi khám tiền phẫu (nếu có). Đồng ý tham gia nghiên cứu và có điều kiện tái khám đầy đủ. Loại trừ các trường hợp: độ khúc xạ chưa ổn định. Có bệnh lý mắt đi kèm. Đã phẫu thuật khúc xạ trên giác mạc hay phẫu thuật khác tại mắt, chấn thương mắt gây tổn thương cấu trúc nhãn cầu, mắt độc nhất, đang có thai hoặc cho con bú. Mắc các bệnh toàn thân: tự miễn, tiểu đường. Bệnh nhân không hợp tác trong mổ hay không nhận diện được mống mắt, có biến chứng trong và sau mổ. Phương tiện nghiên cứu là bảng đo độ nhạy tương phản FACT (Stereo Optical Company, Inc., Mỹ). Máy Orbscan II đo định khu giác mạc (Bausch và Lomb, Mỹ). Phần mềm VECTRak (ASSORT Pty Ltd 1991 - 2004, version 1.4, Úc). Máy đo Zywave có sẵn phần mềm NDMM (Bausch và Lomb, Mỹ). Máy laser excimer Technolas 217Z100 (Bausch và Lomb, Mỹ) có cài sẵn phần mềm NDMM: thuộc loại laser điểm quét, kích thước tia 1 và 2mm, tần số xung laser 100Hz, năng lượng 120mJ/cm2 , vùng chuyển tiếp lên đến 3mm, thiết bị theo dõi chuyển động mắt tia hồng ngoại bốn chiều với tốc độ 240Hz. Bệnh nhân đến khám được ghi nhận tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại… Đo khúc xạ chủ quan, độ nhạy tương phản, định khu giác mạc (Obscan), giá trị Q rồi nhỏ liệt điều tiết. Bác sĩ khám sẽ giải thích bệnh nhân, khai thác bệnh lí tiền sử, nếu thấy đủ tiêu chuẩn chọn bệnh và phù hợp để mổ phi cầu (ASPHERIC) sẽ cho chụp ZYWAVE 2 mắt. Bệnh nhân được đo tiếp khúc xạ khách quan, bề dày giác mạc và hoàn tất hồ sơ. 5. Ngày mổ: bệnh nhân được chụp nhận diện mống mắt 2 mắt tại phòng chẩn đoán hình. Trên bàn mổ, bác sĩ tiến hành phẫu thuật theo phương thức phi cầu với nhận diện mống mắt ở mắt phải (số chẵn) /mắt trái (số lẻ) dựa theo số thứ tự trong danh sách thu thập số liệu và mắt còn lại được đánh dấu trên kính hiển vi. Việc tiến hành nhận diện mống mắt được thực hiện trước khi lật vạt. Mắt trái luôn được mổ trước. Sau mổ: bệnh nhân tái khám 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng. Tại 1, 3 tháng đo thêm Zywave với đồng tử dãn, giá trị Q và độ nhạy tương phản. 7. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0 với mức ý nghĩa < 005.

Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm có và không có NDMM về tính an toàn (P = 0,620), hiệu quả (P = 0,840), tiên đoán (P = 0,865), tính ổn định khúc xạ (P = 0,863), độ cầu tương đương (P = 0,910), loạn thị do phẫu thuật (SIA – P = 0,796), loạn thị sau mổ (DV – P = 0,947), góc lệch (AE – P = 0,364) sau mổ 3 tháng. Sự gia tăng độ nhạy tương phản và quang sai cũng không khác biệt giữa 2 nhóm.

Tạp chí nhãn khoa Việt Nam, số 21/2011
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ