SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Phân lập và xác định nấm gây hại trên cây nghệ (Curcuma)

[13/08/2019 14:45]

Nghiên cứu do các tác giả: Vũ Thị Yến - Khoa Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Kiên Giang, Đỗ Tấn Khang và Trần Nhân Dũng - Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Hình dạng khuẩn lạc và bào tử của dòng nấm AGZG010510  (A: bề mặt tản nấm, B: bào tử nấm quan sát dưới vật kính 40X) 

Penicillium (Aziz et al., 1998; Rawat et al., 2014). Các loài nấm mốc này đều có khả năng phát triển rất nhanh, gây tổn thất lượng dược liệu lớn, thậm chí một số loài có thể tiết ra các độc tố, ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu và sức khỏe người dùng. Khi dược liệu đem bảo quản thậm chí sấy khô vẫn bị nhiễm một số loại nấm mốc, hoạt tính dược liệu có thể bị giảm  đi, hoặc bị nhiễm độc tố từ các loại nấm mốc trên, như vậy ảnh hưởng rất lớn tới Nghệ (Curcuma) thuộc chi Nghệ, họ Gừng, là cây bản địa ở các nước thuộc khu vực Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là tại Ấn Độ (Arunrat et al., 2008). Trong y học, nghệ được coi là thảo dược chữa được nhiều loại bệnh. Củ nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng hành khí phá ứ, thông kinh chỉ thống, giúp tiêu mủ, lên da non, tác dụng thông mật, làm tăng sự bài tiết mật của tế bào gan, phá cholesterol trong máu (Đỗ Tất Lợi, 2004). Tinh dầu nghệ có tác dụng diệt nấm ngoài da và kháng khuẩn, giải độc ở các chỗ bị côn trùng châm chích, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức. Lá nghệ dùng làm thuốc đắp, bóp các chỗ bầm giập, sưng tấy, các vết thương, giảm đau nhức mắt, chữa cảm lạnh, ho nhiều đờm (Lã Đình Mới, 2005; Đỗ Tất Lợi,  2004).

Thực trạng cho thấy ở Việt Nam, lượng dược liệu nói chung bị mối mọt lên đến 15-20%, và dược liệu bị nhiễm nấm mốc vào khoảng 12-28%. Nghiên cứu về mức độ nhiễm nấm mốc cho thấy có trên 1.400 chủng nấm mốc thuộc 43 loài có mặt trong 35 loại dược liệu khảo sát (Nguyễn Thị Nguyệt, 2014). Nghiên cứu của Sarathi et al. (2014) cho thấy bệnh thối rễ và thân rễ trên cây nghệ do nấm Pythium gây ra. Thêm vào đó, nghệ nói riêng và các loại dược liệu nói chung đều rất dễ nhiễm các loài nấm hoại sinh và gây thối như Rhizopus, Aspergillusquá trình sản xuất và tiêu thụ thuốc trên thị trường.

Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra những dòng nấm gây hại trên củ nghệ (Curcuma) được bảo quản làm dược liệu. Quá trình phân lập và nhận diện sơ bộ thông qua đặc điểm hình thái được 17 dòng nấm gây hại từ bốn mẫu nghệ tươi là nghệ Bình Phước, nghệ Indonesia, nghệ Xà Cừ, nghệ Đen và ba mẫu nghệ khô là AGZG030510, AGZG010510, DL020611. Tất cả các dòng nấm được phân lập đều có hại trên thực vật. Mười lăm dòng nấm được tuyển chọn từ mười bảy dòng trên để tiến hành định danh bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự vùng gene ITS. Kết quả cho thấy có bảy dòng nấm thuộc chi Fusarium gồm: F. oxysporum, F. chlamydosporum, F. verticilliodes và bốn dòng F. proliferatum; ba dòng thuộc chi Aspergillus: A. flavus, A. terreus, A. tubingensis; hai dòng thuộc chi Penicillium; một dòng Rhizopus oryzae; một dòng Dichotomomyces cejpii và một dòng Coriolopsis polyzona. Từ các dòng nấm đã định danh xác định được giản đồ phả hệ thể hiện độ tương quan di truyền giữa chúng. R. oryzae và C. polyzona thuộc hai nhánh khác vì chúng thuộc hai ngành nấm lớn là Zygomycetes và Basidiomycestes. Các loài nấm còn lại được chia làm hai nhánh có chỉ số bootstrap 87% và cùng thuộc Ascomycetes.

Tạp chí Khoa học Trường ĐH Cần Thơ-Tập 54, Số 7-Phần B (lntrang)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài