SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tiên tiến trong xử lý và bảo quản nho, táo đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm

[29/08/2019 15:02]

Ninh Thuận là tỉnh có diện tích trồng nho, táo hàng hóa lớn nhất cả nước do đây là hai loại cây trồng dễ canh tác, phù hợp với điều kiện sinh thái thổ nhưỡng và trình độ sản xuất của nông dân trong tỉnh. Tuy nhiên, sản lượng nho, táo của Ninh Thuận hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước do thời gian vận chuyển và bảo quản khá ngắn nên khâu tiêu thụ hai loại trái cây còn khó khăn. Việc điều tra, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và tìm ra các phương pháp bảo quản nho, táo là rất cần thiết.

Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tiên tiến trong xử lý và bảo quản nho, táo đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm” do nhóm nghiên cứu của GS.TSKH. Trần Duy Quý tại Viện Nghiên cứu hợp tác Khoa học kỹ thuật châu Á-Thái Bình Dương thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 9/2015, sẽ góp phần tìm ra các biện pháp, giải pháp cụ thể trong bảo quản và mở ra hướng phát triển mới không những cho thị trường trái cây nội địa mà còn cho xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người nông dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Một số kết quả nổi bật của đề tài:

- Đã xây dựng được công thức phối trộn màng chitosan - nisin thích hợp cho bảo quản nho, táo tươi: Đối với nho sử dụng màng CT 02 (Chitosan 1%; acetic acid 1%, glycerol 1%, Tween 80 0,1%, nisin 1000 IU/ml); Đối với táo sử dụng màng CT 03 (Chitosan 1,25%; acetic acid 1%, glycerol 1,25%, Tween 80 - 0,1%, nisin 1000 IU/ml). Khi xử lý bao màng quả nho, táo có tác dụng kéo dài thời gian bảo quản ở điều kiện tự nhiên lên 6 ngày tỷ lệ hư hỏng dưới 10%, cao gấp 2 lần so với mẫu đối chứng.

- Đề xuất được 1 quy trình bảo quản nho đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sử dụng chế phẩm CT02 với thành phần: Chitosan 1%; Glycerol 1%; Tween 80 0,1%; Nisin 1000IU/ml cho hiệu quả bảo quản ở nhiệt độ thường sau 6 ngày bảo quản quả nho ở công thức đối chứng tỉ lệ thối hỏng lên tới 60,68% nhưng ở sử dụng chế phẩm CT02 thì tỷ lệ thối hỏng chỉ là 9,11%.

- Đề xuất 1 quy trình bảo quản táo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sử dụng chế phẩm CT03 với thành phần: Chitosan 1,25%; Glycerol 1%; Tween 80 0,1%; Nisin 1000IU/ml cho hiệu quả bảo quản ở nhiệt độ thường sau 8 ngày bảo quản quả táo ở công thức đối chứng tỉ lệ thối hỏng là 42,3% nhưng sử dụng chế phẩm CT 03 thì tỉ lệ thối hỏng là 11,93%.

Về hiệu quả kinh tế mô hình xử lý bảo quản nho cho lãi thuần là 1.115.000đ tăng 48,7% so mô hình ĐC đạt 750.000đ cho hiệu quả bảo quản nho ở điều kiện thường kéo dài gấp 2 lần điều kiện tự nhiên. Sau 6 ngày bảo quản nho Ninh Thuận có tỉ lệ thối hỏng dưới 10% và đạt yêu cầu về hình thức, chất lượng để bán trên thị trường.

Hiệu quả kinh tế mô hình xử lý bảo quản táo cho lãi thuần là 941.000đ tăng (20,2%) so mô hình ĐC đạt 783.200đ cho hiệu quả bảo quản táo ở điều kiện thường kéo dài gấp 2 lần điều kiện tự nhiên. Sau 6 ngày bảo quản táo Ninh Thuận có tỉ lệ thối hỏng dưới 10% và đạt yêu cầu về hình thức, chất lượng để bán trên thị trường.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 12326/2016) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ