SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của giống quýt ngọt không hạt (Citrus Unshiu Marc) tại Bắc Kạn và Thái Nguyên

[29/10/2019 16:07]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Minh Tuấn, Luân Thị Đẹp, Hà Minh Tuân, Hứa Thị Toàn, Nguyễn Khánh Phượng - Trường Đại học Nông Lâm, ĐH Thái Nguyên thực hiện nhằm đánh giá khả năng thích ứng của giống tại vùng nghiên cứu.

Ảnh minh họa: Internet

Đặc tính không hột là một đặc điểm quý của trái cây nói chung và cam quýt nói riêng vì đó là đặc tính mong muốn của thị trường trái tươi và ngay cả ngành chế biến nước ép. Nước ép từ trái cam quýt có hột thường có mùi không thích hợp và còn có vị đắng (Ollitrault và cs., 2007). Cam quýt thương mại thường có rất ít hột, trung bình ít hơn 2 hoặc 1,5 hột/trái được xem như không hột (Ortiz, 2002) Theo Zhu và cs. (2008), trung bình 2,3 hột/trái được coi là không hột. Theo Varoquaux và cs. (2000)  trái cam quýt được xem là không hột khi số hột nhỏ hơn 5 hột. Ở Mỹ trái cam được xem là không hột khi có từ 0 - 6 hột (Purdure University, 2005.

Huyện Đại Từ nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên không những có quỹ đất dồi dào mà tại đây có lượng mưa nhiều, ẩm độ từ 70 – 80%, nhiệt độ dao động từ 22- 27oC đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây ăn quả có múi. Bắc Kạn là tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, được coi là tiềm năng phát triển cây ăn quả đặc biệt là cây quýt đang được người dân và chính quyền địa phương quan tâm và phát triển. Tuy nhiên trong sản xuất cam quýt của người dân còn gặp nhiều khó khăn, chưa có các giống mới không hạt có năng suất cao chất lượng tốt được người tiêu dùng ưa thích cho nên rất cần thiết phải đưa những giống quýt mới không hạt vào sản xuất cam quýt cho Bắc Kạn. Xuất phát từ vấn đề thực tế đó nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của giống quýt ngọt không hạt để có cơ sở bổ sung giống mới không hạt vào cơ cấu giống cây có múi của địa phương.

Không có sự khác biệt nhiều về đặc điểm hình thái, thời gian sinh trưởng lộc, thời gian ra hoa của giống quýt ngọt không hạt với giống quýt địa phương trồng tại Thái Nguyên và Bắc Kạn. Tuy nhiên về thời gian thu hoạch quả giống quýt ngọt có thời gian thu hoạch quả sớm hơn giống quýt địa phương 2 tháng. Giống quýt ngọt không hạt có đặc điểm và chất lượng quả tốt hơn so với giống quýt địa phương trồng tại Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ