SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật multiplex pcr trong phát hiện vi khuẩn salmonella sp. và staphylococcus aureus gây ngộ độc thực phẩm

[15/11/2019 17:40]

Trong các nguy cơ tạp nhiễm cao, các nhóm vi khuẩn có thể nhiễm nhiều nhất là Campylobacter, Salmonella, Coliforms, Escherichia coli, Vibrio spp., Staphylococcus sp. thường được chú ý vì sự xuất hiện thường xuyên của chúng trong các nhiễm khuẩn từ thực phẩm. Đặc biệt nhóm vi khuẩn Salmonella sp. và Staphylococcus aureus là 2 vi khuẩn điển hình cho Gram âm và Gram dương gây bệnh phổ biến hiện nay và nguy cơ cao trong việc kháng kháng sinh trong điều trị các bệnh truyền nhiễm.

Kết quả định danh của vi khuẩn Salmonella sp. và Stpahyloccocus aureus (A: Hình nhuộm Gram và quan sát kính hiển vi của vi khuẩn Salmonella; B: Hình nhuộm Gram và quan sát kính hiển vi của vi khuẩn Staphylococcus aureus)

Việc phát hiện và định danh vi sinh vật trong thực phẩm nhằm nhanh chóng phát hiện các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và ngăn ngừa một cách có hiệu quả các tác hại từ ngộ độc thực phẩm là thực tế và cấp thiết. Tuy nhiên, các phương pháp nuôi cấy hiện nay chủ yếu là truyền thống, tốn nhiều thời gian, phức tạp và độ đặc hiệu chưa cao. Kỹ thuật multiplex PCR ứng dụng nhanh chóng và đơn giản, có độ nhạy cao và đồng thời khuếch đại đồng thời hai hay nhiều chuỗi gen trong phản ứng tương tự nhằm phát hiện một loạt các tác nhân gây bệnh chỉ trong một phép phân tích.

Do đó, Nhóm tác giả Nguyễn Thành Luân, Lường Thị Hiếu, Cao Nguyễn Khánh Linh (Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM) đã nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình phát hiện nhanh vi khuẩn Salmonella sp. và Staphylococcus aureus bằng kỹ thuật multiplex PCR có tiềm năng rất lớn trong xác định mẫu thực phẩm nhiễm khuẩn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phản ứng tối ưu cho multiplex PCR được nghiên cứu và lựa chọn ở thể tích 25 µL với 2,5 µL 10X PCR buffer, 1,5 µL 25 mM MgCl2, 3 µL 2,5 mM dNTPs; 1 µL mỗi mồi invA; 2 µL mỗi mồi nuc; 10 µL DNA khuôn và 1,8 µL dH2O. Độ nhạy của phản ứng Multiplex PCR được xác định với mật độ 3 × 102 CFU/mL đối với Salmonella sp. và 7 × 101 CFU/mL đối với Staphylococcus aureus được thực hiện trong thời gian tăng sinh cần thiết của các mẫu thực phẩm nghi ngờ. Mẫu thực phẩm nhiễm Salmonella sp. và Staphylococcus aureus với 1 CFU/ 25 g mẫu được tiến hành sau 14 giờ nuôi cấy. Việc đánh giá các đặc hiệu của nghiên cứu này cho các nhóm vi khuẩn khác trong nhóm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm cũng cần được phát triển ở những nghiên cứu rộng và đa dạng hơn về các loại thực phẩm dễ nhiễm khuẩn.

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 18 (1) (2019) 23-35.

Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ