SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Lọc thuần hai giống lúa Mùa Ba Bông Mẵn và Bờ Liếp 2

[17/05/2020 14:40]

Thí nghiệm so sánh dòng năm 2016 - 2017 bố trí theo tuần tự không lặp lại tại ruộng canh tác lúa - tôm - cá tại ấp Minh Hà B, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Thí nghiệm năm 2017 - 2018 tại 6 điểm, thuộc 6 xã của 3 huyện U Minh, Thới Bình và Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau trong ruộng lúa - tôm - cá.

Ảnh: Internet

Cây lúa mùa địa phương được biết đến với khả năng thích nghi với điều kiện khó khăn, canh tác chủ yếu trong mô hình lúa tôm và lúa cá trên đất trũng nhiễm phèn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình canh tác lúa - tôm là một mô hình canh tác đặc thù của vùng bị nhiễm mặn theo mùa trong hơn 50 năm qua (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005). Hệ thống canh tác lúa - tôm được sản xuất với mức độ quảng canh và quảng canh cải tiến, diện tích của hình thức sản xuất này lên đến 120.000 ha vào năm 2004 và sẽ phát triển đến 200.000 ha trong các năm tiếp theo như kế hoạch của ngành nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2004). Kết quả thu thập năm 2018 toàn vùng có 8/13 tỉnh có canh tác lúa tôm với khoảng 540 ngàn ha canh tác lúa tôm có kết hợp thả xen cá và cua, trong đó có hai tỉnh có diện tích canh tác lớn là Kiên Giang 170 ngàn ha và Cà Mau 180 ngàn ha.Hai giống lúa mùa Ba Bông Mẵn và Bờ Liếp 2 có khả năng chịu mặn khá tốt phùhợp cho hình lúa - tôm - cá, có chất lượng tốt, nhưng từ trước đến nay chưa được lọc thuần, nên lẫn tạp rất nhiều, gạo có lẫn dạng hạt đỏ, đã làm cho năng suất và chất lượng bị giảm. Do đó, lọc thuần hai giống lúa Ba Bông Mẵn và Bờ Liếp 2 là rất cần thiết. Để giải quyết vấn đề này, tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học như kỹ thuật điện di SDS-PAGE protein được ứng dụng nhằm chọn những dòng có khả năng mềm cơm; phân tích AND để chọn dòng có khả năng chống chịu rầy nâu, giúp tăng độ chính xác và rút ngắn thời gian nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giúp phát triển mô hình tôm - lúa, lúa - cá. Nhóm tác giả Trần Hữu Phúc, Vũ Anh Pháp, Huỳnh Kỳ và Văn Quốc Giang của trường Đại học Cần Thơ đã Ứng dụng kỹ thuật điện di SDS-PAGE protein để thực hiện nghiên cứu này.

Vật liệu được nhóm tác giả sử dụng là giống Ba Bông Mẵn và Bờ Liếp 2 được thu trên đồng khi lúa vừa chín, mẫu 5 m2 hai giống này và giống Một Bụi Đỏ Cao, Một Bụi Đỏ Lùn được làm đối chứng.

Ứng dụng dụng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE và nhận diện gen kháng rầy nâu bằng dấu phân tử SSR, đã giúp loại bớt những dòng có khả năng khô cơm và những dòng nhiễm rầy nâu, góp phần tăng độ chính xác của kết quả nghiên cứu. Hai dấu phân tử B121 và RM5479 giúp đánh nhanh các dòng/giống lúa mùa mang gen kháng.Giống lúa mùa Ba Bông Mẵn đã lọc thuần thích hợp cho mô hình canh tác lúa tôm và có mang gen kháng rầy nâu, có năng suất khá 3,9 tấn/ha (cải thiện năng xuất 18,2% so với giống Ba Bông Mẵn đối chứng chưa lọc thần 3,3 tấn/ha), chất lượng xay chà tốt, tỷ lệ bạc bụng 10% cải thiện được gần 40% so với giống chưa lọc thuần và hàm lượng amylose trung bình là 21,4% (cải thiện được tính mềm cơm 9,7%).Giống lúa mùa Bờ liếp 2 đã lọc thuần thích hợp cho mô hình canh tác lúa tôm và có mang gen kháng rầy nâu, có năng suất khá 3,8 tấn/ha (cải thiện năng suất 15,8% so với giống Bờ liếp 2 đối chứng chưa lọc thần 3,3 tấn/ha), chất lượng xay chà tốt, tỷ lệ bạc bụng 7% cải thiện được gần 38,5% so với giống chưa lọc thuần và hàm lượng amylose trung bình là 20,7% (cải thiện được tính mềm cơm 8,4%).

ltnhuong

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 02/2019
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ