SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Phân tích mối quan hệ di truyền của một số giống tỏi ở Việt Nam bằng kĩ thuật đa hình ADN khuếch đại ngẫu nhiên

[21/05/2020 09:16]

Để đánh giá mức độ khác biệt kiểu gen giữa 8 mẫu tỏi tại Việt Nam, tác giả sử dụngkĩ thuật đa hình ADN khuếch đại ngẫu nhiên với 27 mồi, phân nhóm di truyền các mẫu khảo sát bằng phân mềm NTSYS pc2.1.

Tỏi là một loài thực vật lưỡng bội (2n=16), sinh sản sinh dưỡng bằng thân hành (nhánh tỏi). Tuy nhiên, loài tỏi đa dạng đáng kể  về kiểu dáng, kích thước và màu sắc, chiều dài lá, đặc tính sinh trưởng và các đặc điểm nông học như stress và chịu hạn. Hiện nay, tại Việt Nam có một số giống tỏi nổi tiếng được gọi tên theo vùng địa lí – nơi trồng tỏi, trong đó có huyện đảo Lí Sơn, Phan Rang, Hải Dương, Bắc Giang, Phù Yên - Sơn La,  Đà Lạt, Khánh Hòa.   Các   giống tỏi này có sự khác biệt về hình thái củ tỏi, được bán rất nhiều trong các chợ, siêu thị… Tuy nhiên, mối tương quan di truyền giữa các giống tỏi này chưa được biết đến, có thể chúng đa dạng về kiểu gen, cũng có thể trong số chúng có chung kiểu gen.

Tám loại củ tỏi tươi được thu thập tại các hệ thống siêu thị ở TPHCM, bao gồm các mẫu HN, HD, BG, LS, PR, KH, DL, ST, được sử dụng cho phân tích mối quan hệ di truyền.

Kí hiệu mẫu

Nguồn gốc

HN

Hà Nội ( Công ty TNHH TM DV XNK Trường An)

BG

Bắc Giang (thôn Cao Thượng, xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang)

HD

Hải Dương ( Công ty TNHH TM DV Huy Vũ)

LS

Lí Sơn ( Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Du lịch Lí Sơn)

PR

Phan Rang ( Công ty Đỉnh Lợi – Trang trại Quang Ninh)

KH

Khánh Hòa

ĐL

Đà Lạt (Công ty TNHH SXTM Nông sản Phong Thúy)

ST

Sóc Trăng (Hợp tác xã Hành tím Vĩnh Châu – Sóc Trăng)

Nghiên cứu đã phân nhóm di truyền 8 mẫu tỏi khảo sát thành công, nhờ phần mềm NTSYS pc2.1. Hệ số tương quan di truyền của các mẫu khá cao, dao động từ 53,4% đến 93,6%. Điều này cho thấy tính đa dạng di truyền của 8 mẫu tỏi này khá thấp. Mặt khác, có mối liên hệ giữa phân nhóm di truyền với khu vực địa lí của 8 mẫu tỏi. Với kết quả đạt được như trên, một số định hướng nghiên cứu tiếp theo được đề xuất là nghiên cứu mối quan hệ di truyền của tỏi bằng phương pháp RAPD với số lượng mẫu lớn và nguồn thu thập đa dạng trong cả nước, kết hợp RAPD và phân tích giải trình tự ADN các vùng nhân hay lục lạp để đánh giá tương quan di truyền của tỏi thêm phần chính xác hơn.

Kết quả cho thấy tổng số băng thu được là  296 băng, số  băng đa hình là 215 băng, tỉ lệ băng đa hình từ 50 – 100%, hệ số tương đồng di truyền của các mẫu khá cao, dao động từ 53,4% đến 93,6%. Các kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc chọn giống, lai tạo giống và bảo tồn nguồn quĩ gen cây tỏi tại Việt Nam.

 

Theo Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Nguyễn Tất Thành, Số 7/2019
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ