SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ảnh hưởng của giá thể trồng chậu, mật độ và ức chế sinh trưởng đến năng suất và hàm lượng anthocyanin của ba giống khoai lang tím

[27/07/2020 16:59]

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của giá thể trồng kết hợp với mật độ dây và phương pháp ức chế sinh trưởng đến đặc tính sinh trưởng, năng suất và hàm lượng anthocyanin của ba giống khoai lang tím trồng chậu.

Ảnh: Internet

Trong số hàng trăm giống khoai lang đang được canh tác trên thế giới, các giống khoai lang tím hiện đang được trồng phổ biến do thịt củ có chứa nhiều tinh bột, anthocyanin và các hợp chất cần thiết cho sức khỏe người tiêu dùng (Steed and Truong, 2008; Rukundo et al., 2013). Nhiều nghiên cứu đã được công bố về chọn giống và kỹ thuật canh tác để đề xuất giống tốt và các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng khoai lang (Yeng et al., 2012); trong đó, biện pháp ức chế sinh trưởng ở giai đoạn thành lập củ đã giúp tăng năng suất của một số cây trồng (Gomathinayagamet al., 2007; Sivakumar et al., 2010). Hiện nay, khoai lang được trồng chủ yếu ở ngoài đồng với mật độ dây khác nhau tùy điều kiện canh tác; tuy nhiên, để trồng trên diện tích nhỏ hoặc quản lý đầy đủ các nhân tố tác động đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng thì việc canh tác trong chậu là rất cần thiết và cũng đạt kết quả tốt trên một số giống cây trồng (FarzanaandRadizah, 2005; SakamotoandSuzuki, 2018). Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của giá thể, mật độ dây và phương pháp xử lý ức chế sinh trưởng thích hợp đến năng suất và chất lượng khoai lang tím trồng chậu. Nghiên cứu do nhóm tác giả của Bộ môn Sinh lý Sinh hóa, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ và Sinh viên lớp Công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan K42, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện ại phường Phước Thới, quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ từ tháng 5 đến th áng 9/2018.

Qua thí nghiệm, nhóm tác giả đã đưa ra kết luận sau:

- Ba giống khoai lang tím đều thích hợp cho canh tác trong điều kiện trồng chậu. Giống Malaysia có khả năng hình thành củ và năng suất cao hơn giống HL491 và giống Lord. Tuy nhiên, giống HL491 có hàm lượng anthocyanin cao nhất.

- Xử lý các phương pháp ức chế sinh trưởng đã hạn chế sự phát triển chiều dài dây, đường kính thân và gia tăng chỉ số diệp lục tố trên lá của các giống khoai lang. Sử dụng 5 dây giống/chậu giúp tăng số củ hình thành so với sử dụng 3 dây giống trong cùng giá thể nhưng năng suất đạt rõ nhất ở giống Malaysia.

- Trồng 5 dây giống trong giá thể đất + cát + đất Tribat tỷ lệ 1 : 1 : 1 kết hợp với xử lý ở hai nồng độ hexaconazole giúp gia tăng năng suất của ba giống khoai lang so với không xử lý và không tưới nước 5 ngày ở giai đoạn thành lập củ.

Qus đó, nhóm tác giả đề xuất cần tiếp tục nghiên cứu loại giá thể và dinh dưỡng thích hợp nhằm xây dựng quy trình canh tác trong chậu cho một số giống khoai lang.

ltnhuong

Tạp chí Khoa hoc Công nghệ Nông nghiểp Viểt Nam - Số 4/2019
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ