SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính enzyme tiêu hóa, tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua biển (scylla paramamosain) giai đoạn giống.

[30/08/2020 20:50]

Nghiên cứu do tác Đỗ Thị Thanh Hương, Lê Thanh Đăng, Nguyễn Tính Em, Nguyễn Thị Kim Hà và Nguyễn Thanh Phương đang công tác tại Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Sản lượng nuôi thủy sản năm 2018 đạt 4,15 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2018). Cua biển (Scylla paramamosain) là loài nuôi truyền thống, có giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường đang tăng và đang có triển vọng phát triển trong tương lai. Năm 2007, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 100 trại sản xuất giống với năng suất 150.000-200.000 con/trại/năm. Tuy nhiên, cũng như các mô hình nuôi thủy sản khác, biến đổi khí hậu là vấn đề đáng quan tâm. Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sinh vật (Cossins and Bowler, 1987). Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua Scylla serrate giai đoạn ấu trùng và giai đoạn cua giống. Tuy nhiên, đối với loài Scylla paramamosain chưa có các nghiên cứu cụ thể về tác động của nhiệt độ lên tăng trưởng cũng như hoạt tính enzyme tiêu hóa..

Ảnh minh họa: Internet

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và hoạt tính enzyme tiêu hóa trên cua biển (Scylla paramamosain) giai đoạn giống (C1). Thí nghiệm được tiến hành với bốn mức nhiệt độ 27- 28; 30-31; 33-34 và 36-37 trong bể 200-L ở độ mặn 25‰. Tăng trưởng khối lượng và chiều rộng của cua ương ở nhiệt độ 27-28 thấp nhất có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tăng trưởng của cua tốt nhất ở nhiệt độ 36-37 nhưng tỷ lệ sống thấp nhất (12%). Tỷ lệ sống của cua ở nghiệm thức 27-28 (47,0%) và 30-31 (50,3%) cao hơn các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Số lần lột xác của cua sau 20 ngày nuôi ở các nghiệm thức dao động trung bình từ 2,04-3,49 lần và chu kỳ lột xác trung bình từ 3,55- 6,77 ngày. Hoạt tính enzyme  (chymotrypsin, α-amylase và trypsin) có xu hướng tăng khi nhiệt độ tăng từ 27-28 đến 33-34. Nhiệt độ 30-31 được khuyến cáo cho ương cua biển giai đoạn giống.

Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT, Tập 56, Số chuyên đề: Thủy sản (2020)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ