SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nguy cơ từ những thực phẩm ăn sẵn giành cho trẻ em

[06/01/2022 09:43]

Thực phẩm ăn sẵn giành cho trẻ em thường chứa rất nhiều đường cha mẹ không nên quá lạm dụng vì chúng chứa nhiều đường. Đây là lời cảnh báo của Tổ chức WHO

Nhiều ông bố, bà mẹ thường không muốn con em mình ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường. Bởi họ cho rằng đường chính là tác nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì và sâu răng. Để có kết quả trên, trước đó Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành kiểm tra gần 8.000 sản phẩm từ hơn 500 cửa hàng tại Áo, Bulgaria, Israel và Hungary.

WHO cho biết trong một nửa số sản phẩm được kiểm tra, hơn 30% lượng calorie là hoàn toàn đến từ đường. Khoảng 1/3 sản phẩm trong số này được cho thêm đường và các chất tạo ngọt khác.

Ảnh minh họa

WHO nhấn mạnh, dù thành phần tự nhiên của các thực phẩm như hoa quả và rau củ cũng đã chứa hàm lượng đường cần thiết cho chế độ ăn của trẻ, song việc các thực phẩm ăn sẵn vẫn chứa hàm lượng đường cao đã gây quan ngại.

WHO cảnh báo việc nạp lượng lớn đường sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân và sâu răng, trong khi việc tiếp xúc sớm với các sản phẩm quá ngọt có thể dẫn đến xu hướng có hại cho sức khỏe.

Một lượng đường vừa phải hàng ngày sẽ giúp vai trò của đường với trẻ được phát huy hiệu quả. Việc trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường có thể khiến đường dư thừa và tích tụ trong cơ thể. Lượng đường dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo và khiến trẻ tăng cân mất kiểm soát. Đây cũng là lý do trẻ càng tiêu thụ đồ ngọt thì tỷ lệ béo phì ở trẻ càng tăng.

Tuy nhiên, nhiều ông bố, bà mẹ vẫn còn khá chủ quan trong vấn đề này. Nếu không được kiểm soát, trẻ có thể biến các loại thực phẩm chứa đường thành bữa ăn chính. Điều này là cực kỳ nguy hiểm bởi đồ ngọt chứa rất ít vitamin và khoáng chất.

WHO tuyên bố đang cập nhật hướng dẫn để giúp các nước thành viên thông qua luật mới nhằm hạn chế lượng đường mà trẻ em nạp vào cơ thể. Tổ chức này muốn chấm dứt việc quảng cáo các sản phẩm thay thế cho sữa mẹ, đồng thời khuyến cáo trẻ em từ 6 tháng – 2 tuổi cần được cho ăn thực phẩm dinh dưỡng chuẩn bị tại nhà. WHO cũng kêu gọi cấm cho thêm đường và chất tạo ngọt vào thức ăn của trẻ nhỏ, cho rằng các nhãn dán trên kẹo và nước ngọt phải nêu rõ rằng những sản phẩm này không phù hợp với trẻ em dưới 3 tuổi.

Trước khi có những hạn chế trên thì bố mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc theo dõi khẩu phần ăn của trẻ. Khi phát hiện sự chênh lệch thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, bố mẹ cần điều chỉnh ngay. Đặc biệt là khi trẻ tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường, bố mẹ cần có các biện pháp để cắt giảm.

Điều quan trọng là vẫn đảm bảo được số lượng và vai trò của đường với cơ thể của trẻ. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các mẹo giúp trẻ ăn ít thực phẩm chứa đường hơn như: Kết hợp các loại thực phẩm chứa đường cùng với thực phẩm lành mạnh hơn. Ví dụ, bố mẹ có thể thử kết hợp đường hoặc chocolate với các loại trái cây cho bữa ăn nhẹ của trẻ.

Khuyến khích cho trẻ ăn nhiều loại trái cây có vị ngọt tự nhiên thay vì bánh, kẹo; Thay thế nước ngọt hoặc đồ uống có đường bằng hỗn hợp nước trái cây và soda; Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp như: trái cây, nước ngọt có ga, ngũ cốc; Tránh tạo thói quen ăn đồ ngọt vào các bữa phụ cho trẻ; Tránh việc sử dụng bánh kẹo hoặc đồ ngọt như một phần thưởng cho hành vi tốt của trẻ.

Hiểu vai trò của đuờng sẽ giúp bố mẹ điều chỉnh khẩu phần ăn của trẻ một cách phù hợp. Bởi những thực phẩm chứa đường không hoàn toàn có hại, mà trái lại nó còn cần thiết cho cơ thể của trẻ. 

Theo tcvn.gov.vn (nhalinh)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ