SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Sử dụng cá robot để chống lại loài cá hồi xâm lấn

[13/01/2022 09:13]

Cá hồi xâm lấn (Gambusia holbrooki) tấn công các loài cá nước ngọt và nòng nọc, khiến các loài động vật bản địa bị chết. Trong một nghiên cứu được công bố ngày 16 tháng 12 trên tạp chí iScience, các nhà khoa học đã thiết kế một robot để xua đuổi cá hồi, làm thay đổi hành vi, sinh lý, khả năng sinh sản của cá nước ngọt và có thể giúp chống lại loài hồi xâm lấn.

Ảnh minh họa

Để chống lại loài cá  hồi xâm lấn, các nhà sinh vật học đã tìm những động vật ăn thịt tự nhiên của nó - cá vược miệng lớn (Micropterus salmoides) - để lấy cảm hứng. Họ đã chế tạo ra một con cá robot bắt chước ngoại hình và mô phỏng chuyển động của kẻ săn mồi thực sự, được hỗ trợ thị giác từ máy tính, robot tấn công khi phát hiện thấy con cá hồi đang tiến đến nòng nọc (Litoria moorei). Sợ hãi và căng thẳng, cá muỗi có biểu hiện sợ hãi và sụt cân, thay đổi hình dạng cơ thể và giảm khả năng sinh sản, tất cả đều làm giảm khả năng sống sót và sinh sản.

Khi có sự hiện diện của cá robot, cá hồi có xu hướng ở gần nhau hơn, do dự khi bơi trên vùng nước chưa được thăm dò. Chúng cũng bơi nhanh hơn, thường xuyên hơn so với những con cá chưa gặp robot. Rời xa cá robot và trở lại bể cá, ảnh hưởng của nỗi sợ hãi kéo dài. Những con cá sợ hãi ít hoạt động hơn, ăn nhiều hơn và đóng băng lâu hơn, có dấu hiệu lo lắng kéo dài nhiều tuần sau lần chạm trán với cá robot.

Đối với những con nòng nọc mà loài cá hồi thường săn mồi, sự hiện diện của cá robot là một sự thay đổi tốt hơn. Trong khi cá hồi là động vật có thị giác quan sát môi trường chủ yếu bằng mắt, nòng nọc có thị lực kém: chúng không nhìn cá robot. Cá robot đã thay đổi hành vi của cá hồi, nòng nọc không còn là động vật ăn thịt của cá hồi nữa.

Sau 5 tuần gặp gỡ ngắn ngủi giữa cá hồi và cá robot, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng cá phân bổ nhiều năng lượng hơn để trốn thoát. Cơ thể của cá đực trở nên mỏng và thuôn dài với các cơ gần đuôi khỏe hơn. Cá đực cũng có số lượng tinh trùng thấp hơn trong khi cá cái có trứng nhẹ hơn, đó là những thay đổi có khả năng ảnh hưởng đến sự tồn tại của cả loài nói chung.

ctngoc

www.sciencedaily.com
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài