SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Serratia nematodiphila CT-78 đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh cháy bìa lá lúa ở Cần Thơ”

[13/04/2022 15:11]

Sáng ngày 13/4/2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ tổ chức Hội đồng khoa học và công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Serratia nematodiphila CT-78 đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh cháy bìa lá lúa ở Cần Thơ” do PGS.TS.Nguyễn Đắc Khoa làm chủ nhiệm. Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì. Thời gian thực hiện đề tài là 30 tháng.

Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu xác định chất mang phù hợp chứa vi khuẩn Serratia nematodiphila CT-78 có khả năng duy trì mật số hữu hiệu tối thiểu một năm; Tạo một chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Serratia nematodiphila CT-78 ứng dụng phòng trừ bệnh cháy bìa lá trong điều kiện ngoài đồng.

Toàn cảnh buổi họp

Thành viên hội đồng 

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện những nội dung: Tuyển chọn nguyên liệu làm chất mang tạo chế phẩm dạng bột; Khảo sát mật số vi khuẩn đối kháng trong chất mang; Khảo sát khả năng đối kháng trên đĩa thạch; Khảo sát hiệu quả giảm bệnh trong điều kiện nhà lưới; Khảo sát hiệu quả giảm bệnh trong điều kiện ngoài đồng, phòng thí nghiệm và nhà lưới; Khảo sát khả năng kích thích tăng trưởng cây lúa; Khảo sát cơ chế đối kháng trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Nhóm nghiên cứu 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ba chế phẩm bột talc, trấu và cám kiểm soát được bệnh cháy bìa lá trong điều kiện nhà lưới sau 24 tháng tồn trữ và trong điều kiện ngoài đồng sau 12 tháng tồn trữ lên đến 76%; Hai báo cáo kết quả nghiên cứu về chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Serratia nematodiphila CT-78 đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.oryzae gây bệnh cháy bìa lá lúa ở Cần Thơ và cơ chế giúp giảm bệnh cháy bìa lá lúa của vi khuẩn Serratia nematodiphila CT-78; Ba quy trình tạo chế phẩm cho mỗi loại chất mang gồm quy trình tạo chế phẩm ở độ ẩm 20%; mật số ban đầu 109 CFU/mL; Quy trình tạo chế phẩm ở độ ẩm 50%, mật số ban đầu 106 CFU/mL kết hợp lên men bán rắn đạt mật số 109 CFU/g; Quy trình tạo chế phẩm ở độ ẩm 50%, mật số ban đầu 106 CFU/mL kết hợp lên men bán rắn đạt mật số 109CFU/g sau đó điều chỉnh độ ẩm xuống 20%,..

Hội đồng đã thống nhất nghiệm thu đề tài, tuy nhiên nhóm nghiên cứu cần chỉnh sửa bổ sung thêm một số nội dung theo góp ý của thành viên hội đồng.

ctngoc

Sở KH&CN TP. Cần Thơ
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ