SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tin tiếp theo
19/07/2023 15:03
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng. Trong khi đó các nguồn nhiên liệu dự trữ như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên thì có hạn khiến nhân loại đưng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng. Do vậy, bên cạnh việc tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lượng mới để thay thế cho nhiên liệu dầu mỏ như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân… thì năng lượng sinh học đang là xu thế phát triển tất yếu, nhất là ở các nước nông nghiệp và nhập khẩu nhiên liệu và đang được chú trọng nghiên cứu.
19/07/2023 14:12
Cây Bằng lăng nước còn được gọi tắt là Bằng lăng, tên khoa học Lagerstroemia speciosa (L.) Pers., thuộc chi Tử vi (Lagerstroemia). Ở Việt Nam, Cây Bằng lăng nước vốn đã rất quen thuộc và phổ biến, Bằng lăng được trồng ở nhiều nơi trên đất nước như ở Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
19/07/2023 13:58
Vấn đề năng lượng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới luôn được đặt lên hàng đầu. Với những ưu điểm thân thiện với môi trường, ít gây hiệu ứng nhà kính và khả năng tái sinh gần như vô tận, nhiên liệu sinh học đang là lựa chọn phát triển hàng đầu để thay thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt.
19/07/2023 13:43
Cây rau họ thập tự là một trong những nhóm rau quan trọng, có giá trị kinh tế, dinh dưỡng rất cao. Sản xuất cây rau họ thập tự gặp khó khăn vì đây là loại rau có nhiều loài sâu bệnh gây hại làm giảm năng suất và giảm giá trị thương phẩm. Các loại sâu hại trên cây rau họ thập tự: sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, rầy mềm, sâu ăn đọt. Thành phần sâu hại rau khá phong phú, trong đó rầy mềm là nhóm sâu hại nguy hiểm vì chúng không chỉ chích hút làm cây rau khô héo, giảm năng suất phẩm chất, mà còn là vector truyền bệnh cho rau.
19/07/2023 14:21
Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. phân bố chủ yếu ở vùng núi Tây nguyên, tập trung nhiều nhất là Kontum. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng Viscozyme (Novozyme) để tiến hành trích ly và xác định hàm lượng saponin triterpenoid từ Đảng sâm. Saponin triterpenoid là một trong những thành phần dược liệu tập trung chủ yếu ở rễ củ.
19/07/2023 15:55
Trong tổ ong, sữa ong chúa là thức ăn duy nhất của ong chúa và các ấu trùng ong thợ, được sản sinh từ tuyến hạch miệng của ong thợ. Ong chúa sử dụng thức ăn này cả đời, còn ấu trùng ong chỉ được ăn sữa ong chúa từ 3 đến 4 tháng đầu.
18/07/2023 19:24
Trong nhiều dịch bệnh trên cây dừa thì bọ cánh cứng (bọ dừa) là một thách thức lớn đối với nhà vườn. Hiện, nông dân diệt bọ dừa chủ yếu bằng thuốc hóa học, vừa không hiệu quả, vừa gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vài năm gần đây, ứng dụng biện pháp sinh học nuôi o¬ng ký sinh để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa mang lại hiệu quả cao, khống chế được sự phát triển của loài dịch hại này, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, quy trình nuôi o¬ng ký sinh đòi hỏi kỹ thuật khá cao. Dưới đây là bài viết về kỹ thuật nhân nuôi ong ký sinh để diệt bọ dừa.
18/07/2023 19:21
Bạch đàn Caman (còn có tên khác là bạch đàn trắng Caman) là cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 60 m, đường kính đạt tới 3,6 m. Bạch đàn caman có nguồn gốc từ Australia và phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới, vùng đồi núi thấp dưới 600 m Ở Việt Nam, loài này được nhập vào và trồng một thời gian dài ở các vùng đồi thấp từ Bắc vào Nam. Cây mọc nhanh, có biên độ sinh thái rộng, chịu khô và ngập úng trong thời gian ngắn, phù hợp với sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất, kể cả đất phèn chua. Hiện nay, loài này được trồng rất rộng rãi ở các tỉnh phía Nam và Trung Bộ để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy.
18/07/2023 19:17
Bạch đàn urô, hay còn được gọi là bạch đàn nâu có tên khoa học Eucalyptus urophylla S.T.Blake. Cây gỗ lớn, cao tới 40-50 m, đường kính 40-50 cm, thân thẳng, độ thon bé, cành nhánh nhỏ, tỉa cành tự nhiên tốt, ít mấu mắt, độ cao dưới cành lớn. Vỏ màu nâu, nứt dọc, hơi xù xì, phía trên nhẵn. Gỗ đỏ hồng, có vân và bền. Bạch đàn urô sinh trưởng rất nhanh, tại nhiều nước rừng trồng 4-5 tuổi đạt 2,5-3,5 m/năm về chiều cao và 3-4 cm/năm về đường kính. Ở nước ta, lượng tăng trưởng của rừng trồng chưa thâm canh đạt 15-18 m3/ha/năm. Sau 8 năm đạt 120-150 m3/ha. Cây có khả năng tái sinh chồi mạnh nên áp dụng nhân giống hom và kinh doanh rừng chồi.
18/07/2023 14:20
Nghiên cứu do tác giả Lê Đức Nhã, Khoa Logistics – Thương Mại Quốc Tế, Trường Đại Học Hoa Sen, TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu nhằm mục tiêu khám phá tác động của năng lực logistics và chất lượng thể chế đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các thị trường chủ lực trong giai đoạn 2007-2018.
18/07/2023 14:03
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Hồ Văn Quân, Đặng Văn Minh, Nguyễn Quang Vinh và Nguyễn Thị Thương công tác tại Công Ty TNHH MTV Dịch Vụ Thú Y An Việt, Khoa Chăn Nuôi Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Bệnh Viện Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh thực hiện.
18/07/2023 19:27
Nấm sò có hình dạng như con sò, mũ nấm mọc lệch, có mũ nấm, phiến và cuống. Nấm sò có màu trắng, đen, xám, nâu, vàng là tùy thuộc vào chủng giống. Nấm sò sử dụng thức ăn là xenlulô trực tiếp từ nguyên vật liệu trồng nấm. Nấm có nhóm giống chịu lạnh mọc tốt ở nhiệt độ 13 - 200C và nhóm chịu nhiệt mọc tốt ở 20 - 280C Nấm phát triển tốt ở độ ẩm cơ chất 60 - 65%, độ ẩm không khí 80 - 85%.Sợi nấm phát triển không cần ánh sáng, khi nấm mọc cần có ánh sáng khuếch tán chiếu đến từ mọi phía. Độ thông thoáng: vừa phải, không có gió thổi trực tiếp.
18/07/2023 20:21
Hiện tượng cây cóc bị đục lỗ, héo chồi do loài xén tóc (hay còn gọi là bù xòe) gây ra. Có hai loại xén tóc là xén tóc lớn và xén tóc nhỏ.
18/07/2023 20:24
Cá chim vây vàng được tìm thấy nhiều ở vùng biển mở thuộc Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Tại khu vực châu Á cá chim vây vàng phân bố ở Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Đây là loài cá nổi, rộng muối, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng mặt thuộc vùng biển ấm. Mặc dù là loài ăn mồi thiên về động vật, song trong quá trình nuôi cá chim vây vàng không ăn thịt đồng loại, có thể nuôi được với mật độ cao, cá cũng sử dụng tốt các loại thức ăn công nghiệp và là loài có giá trị kinh tế (giá bán từ 4 - 6 USD/kg) nên đã trở thành đối tượng nuôi hấp dẫn ở nhiều nước thuộc châu Á - Thái Bình Dương như Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam.
18/07/2023 20:26
Cá chình hoa (Anguilla marmorata) là loài có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon. Ở một số nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản… có nghề nuôi cá chình phát triển mạnh. Tuy nhiên, do kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá chình chưa có nhiều tiến bộ nên nguồn cá giống hiện nay vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vào cá chình bột vớt ngoài tự nhiên.
Trang: Đầu Trước ... 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 ... Sau Cuối
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài