SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) tháng 07

[12/07/2018 17:11]

Thông tin cảnh báo từ các nước thành viên WTO.

Chất được sử dụng để bổ sung Vitamin A

Ngày 11/6/2018, Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với chất được sử dụng để bổ sung Vitamin A. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với chất và quản lý được sử dụng để bổ sung vitamin A vào thực phẩm. Quy chuẩn này áp dụng đối với:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, các chất được sử dụng để bổ sung vitamin A (bao gồm Retinol, Retinyl palmitate, Retinyl acetate và β-Caroten) vào thực phẩm.

- Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người.Thời gian dự kiến thông qua vào 10/8/2018. Thời gian dự kiến có hiệu vào ngày 10/10/2018. Hạn cuối cùng để các nước thành tham gia góp ý kiến là ngày 10/8/2018.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

http://tbt.gov.vn/To%20Link%20lin%20kt/du%20thao%20QCVN%20vitamin%20A%2019.4.doc

thông báo: G/TBT/N/VNM/130

Phụ gia thực phẩm

Ngày 05/6/2018, Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Thông tư Quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm. Thông tư này quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm, bao gồm cả hương liệu. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phụ gia thực phẩm, thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm để lưu hành tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người. Thời gian dự kiến thông qua vào ngày 31/10/2018. Thời gian dự kiến có hiệu vào ngày 15/12/2018. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến là ngày 06/8/2018.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

http://tbt.gov.vn/To%20Link%20lin%20kt/file%20d%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/129

Dược liệu

Ngày 04/6/2018, Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Thông tư Ban hành danh mục dược liệu phải đăng ký lưu hành. Dược liệu đáp ứng một trong các tiêu chí sau xem xét lựa chọn đưa vào Danh mục dược liệu phải đăng ký lưu hành tại Việt Nam:

1. Dược liệu được sử dụng làm thuốc được lựa chọn vào Danh mục dược liệu độc làm thuốc theo quy định.

2. Dược liệu trong quá trình sử dụng có thể gây ra phản ứng có hại nghiêm trọng đã được biết hoặc được Tổ chức Y tế thế giới, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài khuyến cáo có thể gây ra phản ứng có hại nghiêm trọng.

3. Dược liệu có đặc điểm hình thái giống hoặc gần giống với loài dược liệu khác dẫn đến những nhầm lẫn trong quá trình cung ứng, sử dụng dược liệu.

4. Dược liệu có chứa các hoạt chất dễ thay đổi về hàm lượng bằng các biện pháp chế biến, chiết xuất hoặc có giá trị kinh tế cao.

Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người.Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 12 năm 2018. Thời gian dự kiến có hiệu vào năm 2019. Hạn cuối cùng để các nước thành tham gia góp ý kiến vào ngày 03/8/2018.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

http://tbt.gov.vn/To%20Link%20lin%20kt/Th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20ban%20h%C3%A0nh%20DM%20DL%20ph%E1%BA%A3i%20%C4%91%C4%83ng%20k%C3%BD%20l%C6%B0u%20h%C3%A0nh%2002.5.18.docx

Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/127

Danh mục thuốc thiết yếu

Ngày 23/4/2018, Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Thông tư Ban hành Danh mục thuốc thiết yếu. Thông tư này quy định nguyên tắc xây dựng, tiêu chí lựa chọn thuốc thiết yếu đối với thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm, thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền), thuốc dược liệu thiết yếu; Danh mục thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm, thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền), thuốc dược liệu thiết yếu; mục đích ban hành và trách nhiệm thực hiện. Một trong các mục đích chính của Dự thảo nhằm xây dựng thống nhất các chính sách của Nhà nước về: đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế, các vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc trong Danh mục thuốc thiết yếu phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 12 năm 2018. Thời gian dự kiến có hiệu vào năm 2019. Hạn cuối cùng để các nước thành tham gia góp ý kiến vào ngày 03/8/2018.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

http://tbt.gov.vn/To%20Link%20lin%20kt/Du%20thao%20%20TTY%20ngay%2014.3.2018%20trinh%20Thu%20truong.doc

Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/128

Rượu, bia

Ngày 18/5/2018, Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Luật này quy định về các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác (trong Luật này gọi chung là rượu, bia) bao gồm: kiểm soát giảm mức tiêu thụ rượu, bia; kiểm soát việc cung cấp rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; bảo đảm nguồn lực để phòng, chống tác hại của rượu, bia và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Rượu, bia được sản xuất, nhập khẩu để kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại Việt Nam phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở về rượu, bia. Trường hợp rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải tuân thủ quy định điều kiện bảo đảm an toàn đối với rượu, bia. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu rượu, bia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm; kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm thực phẩm nhập khẩu đối với rượu, bia nhập khẩu; chịu trách nhiệm về sự phù hợp của rượu, bia với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, điều kiện bảo đảm an toàn đối với rượu, bia và tiêu chuẩn cơ sở đã công bố. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rượu, bia; quy định điều kiện bảo đảm an toàn đối với rượu thủ công chưa có quy chuẩn và rượu có bổ sung thảo dược, thực vật, động vật và các chất khác; quy định việc công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm đối với rượu, bia. Ủy ban nhân cấp tỉnh ban hành hướng dẫn một số chỉ tiêu an toàn cơ bản đối với rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương hoặc quy định điều kiện bảo đảm an toàn đối với rượu thủ công đặc thù của địa phương theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn sau khi có ý kiến của Bộ Y tế, Bộ Công Thương.

Việc ghi nhãn trên bao bì rượu, bia xuất khẩu được thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, yêu cầu của nước nhập khẩu.

Khuyến khích cơ sở sản xuất, nhập khẩu ghi trên nhãn các thông tin sau đây:

a) Số lượng đơn vị rượu tương ứng với khối lượng rượu, bia;

b) Khuyến nghị người tiêu dùng về đơn vị rượu nên sử dụng ở mức nguy cơ thấp;

c) Cảnh báo sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người.Thời gian dự kiến thông qua vào ngày 15/5/2019. Thời gian dự kiến có hiệu vào ngày 01/1/2020. Hạn cuối cùng để các nước thành tham gia góp ý kiến là ngày 21/7/2018.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

http://tbt.gov.vn/To%20Link%20lin%20kt/D%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20Lu%E1%BA%ADt%20ph%C3%B2ng%20ch%E1%BB%91ng%20t%C3%A1c%20h%E1%BA%A1i%20r%C6%B0%E1%BB%A3u%20bia.doc

Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/126

Sản phẩm Bi ô xít

Ngày 11/6/2018, Liên minh châu Âu EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quyết định Ủy ban về việc không chấp thuận một số chất hoạt tính trong các sản phẩm bi ô xít theo Quy định (EU) số 528/2012 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu. Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 9/2018. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 20 ngày kể tử ngày công bố trên công báo của EU. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến là ngày 10/8/2018.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:


https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/EEC/18_2935_01_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/575

Sản phẩm Bi ô xít

Ngày 11/6/2018, Liên minh châu Âu EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi Phụ lục II Quy định (EU) số 1062/2014 về quy trình kiểm tra tất cả các hoạt chất hiện có trong các sản phẩm bi ô xít được nêu trong Quy định (EU) số 528/2012 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu. Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 9/2018. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 20 ngày kể tử ngày công bố trên công báo của EU. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến là ngày 10/8/2018.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/EEC/18_2940_01_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/576

Thiết bị y tế

Ngày 05/6/2018, Hàn Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi "Quy định thực thi luật thiết bị y tế. Các sửa đổi như sau:

a. Làm rõ phạm vi những điều bất lợi đối với sức khoẻ cần được báo cáo cho Bộ trưởng Bộ an toàn thực phẩm và dược phẩm;

b. Thiết lập các quy định chi tiết cho những điều cần được báo cáo cho Bộ trưởng Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm khi nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu... phân phối thiết bị y tế.

Mục đích của dự thảo nhằm đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn của con người. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến là ngày 06/8/2018.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/KOR/18_2875_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/KOR/774

Máy móc nông nghiệp và thuỷ sản

Ngày 29/5/2018, Philippines thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận phù hợp cho máy móc nông nghiệp và thủy sản. Căn cứ Mục 20 và 24 của Đạo luật Cộng hòa số 10601, còn được gọi là Luật Cơ giới Nông nghiệp và Thủy sản và các quy định thực hiện, hướng dẫn về cấp giấy chứng nhận phù hợp (CC) cho máy móc nông nghiệp và thủy sản được ban hành để hướng dẫn và thông tin cho các cơ quan chính phủ, tư nhân, nông dân và ngư dân. Các hướng dẫn sẽ bao gồm các chính sách và cơ chế trong việc ban hành CC cho máy móc nông nghiệp và thủy sản với Tiêu chuẩn quốc gia Philippine/Tiêu chuẩn kỹ thuật nông nghiệp Philippine (PNS/PAES). Mục đích của Dự thảo nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, tạo sự cạnh tranh công bằng. Thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo trên toàn quốc. Hạn cuối cùng để các nước thành tham gia góp ý kiến là ngày 28/7/2018.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/PHL/18_2740_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/PHL/205

 

(Để có nội dung đầy đủ các thông báo của các nước thành viên WTO, Quý bạn đọc có thể truy cập vào địa chỉ Portal của Văn phòng TBT Việt Nam: http://tbt.gov.vn)

Mọi góp ý đối với các dự thảo trên xin gửi về:

Văn phòng TBT Cần Thơ

Số 02 Lý Thường Kiệt, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

 Email: cantho@tbt.gov.vn

 Điện thoại: 0292 2 246 066

Theo tbt.gov.vn (Duc Thuy)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ