SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ưu tiên phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại ĐBSCL

[23/07/2018 10:09]

Trong thời gian tới, đồng bằng sông Cửu Long nhận được nhiều cơ chế, chính sách phát triển kinh tế xã hội.Thông tin trên được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu tại văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Xuân, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ về chính sách ưu tiên thúc đẩy sự phát triển đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. Văn bản nêu, thời gian qua, đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, nhất là: biến đổi khí hậu gây ra thiên tai bão, lốc; khô hạn kéo dài, triều cường, xâm nhập mặn vào sâu; việc quản lý sử dụng tài nguyên thiếu bền vững làm cạn kiệt tài nguyên rừng, thiếu rừng phòng hộ che chắn, sạt lở bờ biển, mất đất sản xuất ven biển, xâm nhập mặn gia tăng... Những thách thức này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng, đe dọa đến các mục tiêu phát triển bền vững đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ đã tổ chức các Hội nghị cũng như ban hành các Nghị quyết phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu với các mục tiêu, tầm nhìn dài hạn và các giải pháp căn cơ, bài bản nhằm đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết chủ động ban hành Kế hoạch chi tiết, tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; chủ động bố trí kinh phí để thực hiện; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc triển khai thực hiện để đưa Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, thúc đẩy phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long. Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực huy động từ doanh nghiệp xây dựng các tuyến đê mềm để mở rộng đất đai, kết hợp phát triển kinh tế. Về cơ chế, chính sách, Thủ tướng Chính phủ cho phép cấp ủy và chính quyền địa phương thống nhất quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, bảo đảm đúng quy định trên tinh thần có lợi cho Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định hỗ trợ vốn cho các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long 1.500 tỷ đồng xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ ưu tiên triển khai một số cơ chế chính sách phát triển kinh tế xã hội, như: xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Xây dựng Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững; Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực xã hội; Xây dụng chính sách chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp... Bên cạnh đó, các nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường cũng được ưu tiên triển khai. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nông nghiệp gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thực hiện xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long; nâng cao chất lượng giống, nâng tầm nền nông nghiệp đối với ba nhóm sản phẩm chủ lực: thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo của vùng.

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu tại văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Xuân, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ về chính sách ưu tiên thúc đẩy sự phát triển đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.

Văn bản nêu, thời gian qua, đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, nhất là: biến đổi khí hậu gây ra thiên tai bão, lốc; khô hạn kéo dài, triều cường, xâm nhập mặn vào sâu; việc quản lý sử dụng tài nguyên thiếu bền vững làm cạn kiệt tài nguyên rừng, thiếu rừng phòng hộ che chắn, sạt lở bờ biển, mất đất sản xuất ven biển, xâm nhập mặn gia tăng...

Những thách thức này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng, đe dọa đến các mục tiêu phát triển bền vững đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ đã tổ chức các Hội nghị cũng như ban hành các Nghị quyết phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu với các mục tiêu, tầm nhìn dài hạn và các giải pháp căn cơ, bài bản nhằm đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết chủ động ban hành Kế hoạch chi tiết, tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; chủ động bố trí kinh phí để thực hiện; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc triển khai thực hiện để đưa Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, thúc đẩy phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.

Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực huy động từ doanh nghiệp xây dựng các tuyến đê mềm để mở rộng đất đai, kết hợp phát triển kinh tế. Về cơ chế, chính sách, Thủ tướng Chính phủ cho phép cấp ủy và chính quyền địa phương thống nhất quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, bảo đảm đúng quy định trên tinh thần có lợi cho Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định hỗ trợ vốn cho các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long 1.500 tỷ đồng xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018. 

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ ưu tiên triển khai một số cơ chế chính sách phát triển kinh tế xã hội, như: xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Xây dựng Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững; Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực xã hội; Xây dụng chính sách chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp...

Bên cạnh đó, các nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường cũng được ưu tiên triển khai. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nông nghiệp gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thực hiện xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long; nâng cao chất lượng giống, nâng tầm nền nông nghiệp đối với ba nhóm sản phẩm chủ lực: thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo của vùng. 

www.vnexpress.net(lntrang)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ