SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Giải pháp phát triển chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

[12/07/2019 10:01]

Nghiên cứu do các tác giả: Võ Thị Hải Hiền - Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Lâm Nghiệp thực hiện.

Ảnh: sưu tầm.

Tận dụng lợi thế về địa hình nhiều ao hồ mà những năm gần đây, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Mỹ Đức đã tiến hành và phát triển chăn nuôi, nhưng chủ yếu là nuôi vịt chạy đồng, thả lan. Để phát triển chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học, nhất là trong tình hình dich cúm gia cầm đã và đang diễn biến phức tạp, chăn nuôi vịt an toàn sinh học là một giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao, hướng đến phát triển ngành bền vững (TTCP, 2008). Vì vậy, để có những chính sách và chiến lược phát triển hợp lý hơn nhằm phát triển chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn huyện, nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện để phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học trên địa bàn.

Ba xã điển hình nuôi vịt thương phẩm (Supper M2 và vịt Supper Meat) của huyện Mỹ Đức là Tuy Lai, Phù Lưu Tế và An Phú được chọn để nghiên cứu về phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH). Số liệu sơ cấp được thu thập dựa trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp 30 hộ gia đình chăn nuôi vịt truyền thống và 60 hộ chăn nuôi theo hướng ATSH. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Mỹ Đức và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội, sách, báo, website và báo cáo có liên quan. Số liệu sơ cấp gồm các thông tin kinh tế, kỹ thuật, thuận lợi và khó khăn. Số liệu sau khi thu thập sẽ được kiểm tra và phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả (hệ thống các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân) trên phần mềm Microsoft Excel để phục vụ nghiên cứu.

Phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học là một trong những hướng quan trọng của tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta. Trong thời gian vừa qua, với xu thế hội nhập, tốc độ phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu trong nước và khu vực. Chính phủ đã khuyến khích người dân kết hợp các biện pháp an toàn sinh học vào chăn nuôi vịt. Phương thức chăn nuôi này thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống đã cải thiện và mang lại nhiều lợi thế cho người sản xuất. Nghiên cứu này chỉ ra rằng hiệu quả mang lại tự chăn nuôi vịt an toàn sinh học cao hơn so với phương thức truyền thống; phương pháp chăn nuôi này giúp người dân đạt được nhiều lợi ích, giảm chi phí và tăng lợi nhuận, nghiên cứu điểm trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Nghiên cứu này phản ánh thực trạng phát triển chăn nuôi vịt theo hướng nuôi an toàn sinh học ở Huyện, nơi phát triển vịt nhanh nhưng chủ yếu áp dụng phương pháp tự do, không kiểm soát. Để phát triển mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học hiệu quả, bền vững thì các hộ gia đình cần áp dụng những kĩ thuật mới và mạnh dạn đầu tư vốn. Ngoài ra, người chăn nuôi cần được sự hỗ trợ kĩ thuật và tài chính từ chính phủ và các cơ quan liên quan.

Tạp chí Khoa học Trường ĐH Cần Thơ-Tập 54, Số 6-Phần B (lntrang)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài