SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tỉ lệ rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan ở người bệnh chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2021

[29/06/2022 10:28]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Lương Công Minh, Võ Đức Chiến - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM, Nguyễn Thanh Bình - Đại học Trà Vinh và Nguyễn Duy Phong - Đại học Y dược TP.HCM thực hiện.

Ảnh minh họa

Tại  Việt  Nam,  có  khoảng  6  triệu  người  bị  STMT, chiếm khoảng 6,73% dân số. Trong đó,  có khoảng 800.000 NB đang trong giai đoạn suy thận mạn giai đoạn cuối thông tin này được báo cáo trong Hội Nghị “Thận nhân tạo và chất lượng trong lọc máu”. Số lượng người bệnh suy  thận  giai  đoạn  cuối  cần  điều  trị  thay  thế chức năng thận trên thế giới hiện tại là rất lớn và không ngừng gia tăng.Với những sự tiến bộ của y học, người bệnh bị suy thận mạn tính đang có nhiều  biện  pháp  điều  trị  để  kéo  dài  sự  sống, trong đó phương án phổ biến nhất áp dụng cho suy thận giai đoạn cuối là chạy thận nhân tạo. Phương pháp này có thể giúp người bệnh kéo dài sự sống từ 1 năm (với tỷ lệ sống sót 79,6%) đến 10  năm  (10,5%).  Mặc  dù  vậy,  việc  chạy  thận nhân  tạo  cũng  đặt  ra  nhiều  hạn  chế  đối  với người bệnh và có thể dẫn đến các biến chứng về thể chất, tâm lý, xã hội và kinh tế. Chi phí cho kỹ thuật  này,  nhưng  với  tính  chất  thường  xuyên phải thực hiện và kéo dài đã tạo nên những gánh nặng kinh tế đáng kể đối với NB và gia đình.

Tiến hành lấy mẫu toàn bộ người bệnh đến thực hiện chạy thận nhân tạo tại khoa Thận học - Lọc máu tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian thực hiện nghiên cứu.

Qua khảo sát trên 221 người bệnh suy thận mạn tính đang điều trị chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho thấy, chủ yếu mẫu nghiên cứu có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên, phân bổ đồng đều theo giới tính. Kết quả này là tương đồng với các nghiên cứu trước đó về độ tuổi và giới tính đang điều trị tại các bệnh viện. Do đặc điểm của bệnh lý, các đặc điểm về nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, tình hình kinh tế và hoàn cảnh sống cũng thay đổi một cách phù hợp. Vì phải bỏ nhiều thời gian điều trị bệnh, người bệnh phải lựa chọn các công việc tự do nhiều hơn vì phụ thuộc lịch điều trị. Quá trình điều trị kéo dài, dẫn đến dòi hỏi chi phí điều trị cao, người bệnh cần có bảo hiểm y tế để hỗ trợ chi phí điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần có người hỗ trợ nên tỉ lệ người bệnh sống với người thân trong gia đình chiếm tỉ lệ cao.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ nguy cơ lo âu ở người bệnh suy thận mạn tính điều trị chạy thận nhân tạo tại bệnh  viện Nguyễn Tri Phương năm 2021 là 52,9%, lo âu ghi nhận là 5,9%. Lo âu ở người bệnh có mối liên quan đến khoảng cách đến BV, tai biến trong khi  chạy  thận  nhân  tạo.  Cần  các  nghiên  cứu đánh giá chuyên sâu hơn về tâm lý cần được tiến hành để hỗ trợ người bệnh trong suốt quá trình điều trị nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như kết quả điều trị.

tdkhiem

Tạp chí Y học Việt Nam, số 2/2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ