SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tổn thương dạ dày thực quản ở bệnh nhi gan mạn tính có tăng áp lực tĩnh mạch cửa

[29/06/2022 11:07]

Nghiên cứu do đồng tác giả Nguyễn Phạm Anh Hoa, Nguyễn Thùy Dung - Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện.

Ảnh minh họa

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa  (TALTMC) là tình trạng tăng áp lực trong lòng mạch của hệ tĩnh mạch  cửa.  TALTMC  hiếm  gặp  ở  trẻ  em  và  do nhiều  nguyên  nhân  gây  ra,  sự  xuất  hiện  tình trạng TALTMC là một trong những yếu tố tiên

lượng xấu ở các bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính. Có nhiều các phương pháp tiếp cận chẩn đoán TALTMC với giá trị khác nhau, trong đó nội soi đường tiêu hóa trên được coi là xét nghiệm có tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán. Nội soi tiêu hóa còn có thể giúp phân độ búi giãn tĩnh mạch dạ dày-thực quản và các tổn thương khác ở dạ dày thực quản trên các bệnh nhân TALTMC, từ đó đánh giá nguy cơ xuất huyết tiêu hoá ở bệnh nhân để có các biện pháp điều trị can thiệp và dự phòng . Ở Việt Nam còn ít các nghiên cứu về đặc điểm các tổn thương dạ dày thực quản qua nội  soi  ở  đường  tiêu  hoá  trên  ở  trẻ  em  bị  TALTMC.

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá các tổn thương thường  gặp  tại dạ dày  thực  quản ở trẻ em  bị bệnh  gan  mạn tính có TALTMC. Nhận xét đặc điểm búi giãn tĩnh mạch thực quản ở trẻ em bị bệnh gan mạn tính có TALTMC.

Nghiên  cứu cắt  ngang,  mô  tả  loạt  ca  bệnh được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 7/2019 đến tháng  10/2020. Chọn tất cả những  bệnh  nhân  có  bệnh  gan  mạn  tính  <18 tuổi,  được  chẩn  đoán  TALTMC  dựa  vào  tiêu chuẩn giãn tĩnh mạch thực quản trên nội soi tiêu hóa. Loại trừ khỏi nghiên cứu các bệnh nhân đã trải qua can thiệp điều trị nội khoa về TALTMC; Bệnh nhân đã phẫu thuật tạo shunt cửa –chủ; Bệnh  nhân  có  tình  trạng  bệnh  nặng  hoặc  các bệnh lý bẩm sinh phức tạp; Cha mẹ hoặc người giám hộ của bệnh nhân không đồng ý  tham  gia nghiên cứu. Ghi nhận các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, các tổn thương trên nội soi đường tiêu hóa trên tại thời điểm chẩn đoán TALTMC.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tổn thương thường gặp ở 79  bệnh  nhân  có  bệnh  gan  mạn  tính gây  TALTMC cho thấy có tới 58,2% các bệnh nhân trong nhóm từ 1-5 tuổi đã có TALTMC, với các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất gồm lách to (98,7%), gan to (44,3%), giảm tiểu cầu 73,4;  thiếu  máu  chiếm  60,8%, giảm  số  lượng  bạch (15,2% và 12,7%) và thay đổi chức năng gan Mức độ giãn TMTQ trên nội soi ở các bệnh nhân tại thời điểm chẩn  đoán chủ  yếu ở độ I (26,5%) và độ II (46,8%), tỷ lệ búi giãn độ III (15,6%), độ IV (10,2%). Ngoài  giãn  TMTQ,  các bệnh  nhân  TALTMC  còn  có  nhiều  tổn  thương phối  hợp  khác  như viêm  niêm  mạc  dạ  dày (92,4%), giãn tĩnh mạch phình vị (26,6%), viêm loét hành tá tràng 10,1%, sự phối hợp của nhiều loại tổn thương gây tăng nặng tình trạng bệnh của trẻ TALTMC và nguy cơ tử vong Cần lưu ý theo dõi sát các bệnh nhân có bệnh gan mạn tính để phát hiện và chẩn đoán sớm các  trường  hợp  có  TALTMC,  giảm  tỷ  lệ  biến chứng và nguy cơ tử vong.

tdkhiem

Tạp chí Y học Việt Nam, số 2/2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ