SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Hướng điều trị tràn dịch não cấp sau chảy máu dưới nhện

[29/06/2022 14:45]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Võ Hồng Khôi, Nguyễn Công Hoàng, Đào Ngọc Minh thực hiện.

Ảnh minh họa

Chảy máu dưới nhện, một  thể của đột  quỵ não, là khi máu chảy tràn vào trong khoang dưới nhện và hòa lẫn với dịch não -tủy. Tràn dịch não cấp là một trong những biến chứng nguy hiểm của chảy máu dưới nhện do hậu quả của máu chảy vào khoang dưới nhện, vào các não thất; máu đọng trong các não thất làm tắc nghẽn lưu thông dịch não -tủy, làm mất chức năng tiêu, thấm dịch não - tủy của các hạt Pacchioni; dẫn tới tăng áp lực trong sọ. Tràn dịch não cấp thường xảy ra muộn hơn so với chảy máu tái phát và co thắt mạch; hay gặp vào tuần thứ nhất của chảy máu dưới nhện. Hiện nay, số lượng nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của nội khoa và ngoại khoa trong xử trí  tràn dịch não cấp sau chảy máu dưới nhện  còn hạn chế.

Bệnh nhân chảy máu dưới  nhện  trong  tuần đầu được  chẩn đoán xác định  dựa  vào  các  biểu  hiện  lâm  sàng,  chụp cắ  lớp  vi  tính  sọ não và được điều trị tại  khoa Thần  kinh  Bệnh  viện  Bạch  Mai  từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 8 năm 2015. Bệnh nhân có biến chứng tràn dịch não trong vòng một tuần đầu; có giãn não thất toàn bộ hệ thống hoặc một phần (Não thất bên một bên, hai bên...); theo Hoàng Đức Kiệt.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, điều  trị  Nội  khoa  72,2%;  ngoại  khoa  27,8%. Hướng xử trí nội khoa: chống phù não 77,3%; giảm đau, an thần 81,9%; thuốc  hạ huyết áp 43,2%; đặt nội khí quản 29,5%. Hướng xử trí ngoại khoa: dẫn lưu não thất ra ngoài 17,7%; dẫn lưu não thất ổ bụng 52,9%;  phẫu  thật  lấy  khối  máu  tụ  kết  hợp  kẹp  túi phình và dẫn lưu não thất ổ bụng chiếm tỷ lệ 29,4%. Chỉ định ngoại khoa: máu tụ lớn, di lệch đường giữa nhiều chiếm tỷ lệ 35,3%; giãn não thất mức độ nặng chiếm 41,1%. Kết quả điều trị nội khoa và ngoại khoa: chủ yếu là di chứng vừa đến nặng. Biến chứng thường gặp nhất là loét (nội khoa 52,3%, ngoại khoa 64,7%). Việc điều trị nội khoa vẫn là cơ bản chỉ nên mổ cho các trường hợp não thất giãn nhiều, máu tụ lớn làm di lệch đường giữa nhiều và cần chú ý các trường hợp này nguy cơ biến chứng cao.

tdkhiem

Tạp chí Y học Việt Nam, số 2/2022
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài