SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá hiệu quả xử lý rác thải hữu cơ của vi khuẩn tồn trữ trong các chất mang

[04/07/2022 14:41]

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng duy trì mật số và hoạt tính của ba dòng vi khuẩn (VK) chức năng được tồn trữ trong bốn loại chất mang và hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ sau thời gian tồn trữ.

Mật số và hoạt tính của các dòng VK được khảo sát thời gian tồn trữ. Chế phẩm thử nghiệm gồm các VK tồn trữ hiệu quả trong các chất mang được sử dụng để đánh giá hiệu quả phân hủy rác thải hữu cơ. Sau 6 tháng tồn trữ, chất mang xơ dừa giúp duy trì mật số tốt nhất cho dòng pTVC3, cAT1 và chất mang cám gạo thích hợp với dòng aCR1 với mật số VK trên 7 log CFU/g chất mang. Hoạt tính enzyme của ba dòng VK vẫn được duy trì sau 6 tháng. Nghiệm thức chế phẩm thử nghiệm cho hiệu quả phân hủy rác thải sinh hoạt hữu cơ đạt 80% ở 3 ngày sau ủ. Sản phẩm từ rác thải sau khi phân hủy đạt tiêu chuẩn Việt Nam về mùi, độ an toàn và chất lượng của phân hữu cơ.

Hiện nay, một trong những đặc điểm rõ nhất ở chất thải đô thị Việt Nam là thành phần các chất hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao (55 - 65%) (Nguyễn Xuân Thành, 2003). Tại thành phố Cần Thơ, theo kết quả điều tra tỉ lệ rác thải hữu cơ được thải bỏ chiếm khoảng 91,54% trong tổng lượng rác thải được thu gom mỗi ngày, trong đó rác thải từ thực vật chiếm khoảng 61,87% và từ động vật chiếm khoảng 29,67% (Nguyễn Hoàng Hậu, 2020). Với nguồn rác thải hữu cơ dồi dào và ổn định, việc xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ bằng công nghệ vi sinh vật có sự tham gia của các nhóm vi sinh vật chức năng như nhóm vi sinh vật phân hủy cellulose, phân hủy tinh bột và phân hủy protein để sản xuất phân hữu cơ là rất thuận lợi và hiệu quả (Hà Thanh Toàn và ctv., 2008).

Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế là vùng sản xuất nông nghiệp chính nên các phụ phế phẩm nông nghiệp như bã mía, mụn dừa, cám gạo, trấu rất dồi dào. Các phụ phế phẩm này có thể được tận dụng để làm nguồn chất mang cho các dòng vi khuẩn (VK) có lợi giúp phân hủy rác thải hữu cơ vừa rẻ tiền vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao giá trị của các phụ phế phẩm nông nghiệp. Do đó, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá khả năng duy trì mật số và hoạt tính của ba dòng VK chức năng được tồn trữ trong các chất mang khác nhau và hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ sau thời gian tồn trữ.

nqhuy

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 57, Số Chuyên đề Môi trường và Biến đổi khí hậu (2021)(1): 42-50
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài