SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá hiệu quả vi khuẩn hòa tan kali lên sinh trưởng và năng suất cải bó xôi (Spinacia oleracea L.) và một số đặc tính đất ở điều kiện nhà lưới

[24/11/2022 14:31]

Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Khởi Nghĩa - Khoa Khoa học đất, Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, Võ Duyên Thảo Vy - Học viên ngành Khoa học đất, Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ và Lê Thị Xã - Khoa Sư phạm, Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng thực hiện.

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định hiệu quả của hai dòng vi khuẩn hòa tan kali lên sinh trưởng, năng suất cây cải bó xôi (Spinacia oleracea L.) và một số đặc tính lý, hóa và sinh học đất ở điều kiện nhà lưới. Hạt cải bó xôi được chủng với dung dịch vi khuẩn có mật số 108 cfu/mL trong 24 giờ và được trồng trong điều kiện giảm 50% phân kali theo khuyến cáo cho cây cải bó xôi và có bổ sung rơm (1 tấn/ha). Kết quả cho thấy chủng vi khuẩn hòa tan kali kích thích tăng sinh trưởng và tăng năng suất cải bó xôi thêm 45,3-80,0%, tăng hàm lượng Kts trong rau và tăng hàm lượng Ktđ trong đất, đồng thời giảm được 50% lượng phân kali vô cơ theo khuyến cáo sau 1 vụ gieo trồng. Như vậy, hai dòng vi khuẩn hòa tan kali Burkholderia vietnamiensis L1.1 và Staphylococcus hominis T7.3 có tiềm năng để phát triển làm phân bón vi sinh giúp tăng sinh trưởng, năng suất cây trồng, giảm phân bón kali hóa học, thực hiện sản xuất nông nghiệp thân thiện và bền vững.

Ảnh minh họa: Internet

Nghiên cứu đưa ra rằng, chủng  hai  dòng  vi  khuẩn  hòa  tan  kali B.vietnamiensis_L1.1 và S.hominis_T7.3 và bổ sung 1 tấn rơm/ha làm tăng hàm lượng Ktđtrong đất và thay thế 50% kali vô cơ bón cho cây cải bó xôi, đồng thời giúp cây rau sinh trưởng tốt cho năng suất tăng thêm 45-80%,tăng lượng Ktstrong rau bó xôi, cũng như duy trì pH đất, làm tăng lượng dinh dưỡng hữu dụng và vi sinh vật trong đất. Như vậy, 2 dòng vi khuẩn hòa tan kali có tiềm năng ứng dụng cao trong nông nghiệp giúp gia tăng kali hữu dụng trong đất, giúp  giảm  phân kali hóa học  đồng  thời  giúp  cây trồng tăng sinh trưởng và năng suất cây trồng. Tiếp tục đánh giá hiệu quả của hai dòng vi khuẩn hòa tan kali này lên sinh trưởng, năng suất của các cây trồng khác ở điều kiện nhà lưới và đồng ruộng cũng như phát triển chế phẩm vi sinh hòa tan kali giúp giảm thiểu  phân  bón  vô  cơ,  thực  hiện  sản  xuất  nông nghiệp thân thiện và bền vững là cần thiết.

nttan 

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 58, Số5B(2022):92-102
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ