SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Khảo sát thành phần Catapol và 5-Hydroxymethylfurfural trong thục địa

[24/11/2022 14:58]

Các tác giả Nguyễn Văn Phúc - Trường Đại học Y Hà Nội và Hoàng Minh Chung Trường Đại học Hòa Bình đã thực hiện Khảo sát thành phần Catapol và 5-Hydroxymethylfurfural trong thục địa bằng 2 phương pháp: định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng và sắc ký hiệu năng cao, so sánh với các chất đối chiếu catalpol và 5-hydroxymethylfurfural và Định lượng 5-hydroxymethylfurfural trong thục địa.

Sử dụng thuốc cổ truyền đã và đang trở thành một xu hướng phát triển mạnh, không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Một trong các yếu tố quan trọng làm thuốc cổ truyền phát huy tác dụng tốt và đảm bảo  an  toàn  là  phương  pháp  chế  biến,  bào chế thuốc cổ truyền. Chế biến các vị thuốc cổ truyền theo phương pháp cổ truyền là quá trình làm thay đổi về chất và lượng của dược liệu thành vị thuốc đã được chế biến theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh  nghiệm  dân  gian,  gọi  chung  là  nguyên lý của y học cổ truyền. Vị thuốc cổ truyền là dược liệu được chế biến, bào chế theo lý luận của y học cổ truyền, được sử dụng để phòng bệnh và chữa bệnh, phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Hiện nay, phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), được áp dụng phổ biến để tiêu chuẩn hoá và kiểm tra chất lượng thuốc cổ truyền. Phương pháp HPLC có sử dụng các chất chuẩn đối chiếu (reference standard), việc kiểm nghiệm dược liệu và thuốc cổ truyền một cách thuận tiện và chính xác hơn. Thục địa là rễ củ đã chế biến của cây Địa hoàng (Rehmannia glutinosaGaertn), họ hoa mõm  sói (Scrophulariacea).  Catalpol,  một glucoside iridoid thu được từ rễ cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa),có hàm lượng 0,11% trong rễ củ tươi. Catapol có tác dụng sinh học như hạ đường huyết,giảm đau, kháng viêm, an thần, bảo vệ tế bào gan,và là chất được dùng làm chất đối chiếu để tiêu chuẩn vị thuốc sinh địa. 5 hydroxymethylfurfural là hợp chất không  có  trong  sinh  địa  mà  là  chất  chuyển hoá được tạo thành trong quá trình chế biến sinh  địa  thành  thục  địa.  Vì  vậy,  sử  dụng  5 hydroxymethylfurfural là thuận tiện khi đánh giá quy trình sản xuất có hoàn thiện hay không, mặt khác bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (có độ chính xác cao) để định lượng đối  với  hoạt  chất  5  hydroxymethylfurfural mang lại độ tin cậy khi kiểm soát quy trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, 5 hydroxymethylfurfural đã được báo cáo tác dụng đối với bệnh thiếu máu phù hợp với tác dụng của Thục địa theo Y học cổ truyền là vị thuốc bổ huyết.9 Chính vì vậy, hoạt chất 5 hydroxymethylfurfural được khuyến cáo trong tài liệu về chất lượng thuốc cổ truyền. Dược điển Hàn Quốc VIII và Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu của Hồng Kông quy định hoạt chất 5 hydroxymethylfurfural dùng làm chất đánh dấu để đánh giá chất lượng của thục địa.

Ảnh minh họa: Internet

Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành định tính, định lượng catapol và 5 hydroxymethylfurfural bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng và sắc ký lỏng hiệu năng cao của vị thuốc thục địa (Radix Rehmannia glutinosa praeparata) sau khi được chế biến trên quy mô công nghiệp 100kg/mẻ theo phương pháp kiểm nghiệm được quy định trong Dược điển Trung quốc 2015 và Dược điển Hàn Quốc VIII. Có đối chiếu với dược liệu sinh địa (Rehmannia glutinosa Gaertn), là nguyên liệu đầu vào chế biến thục địa, chất chuẩn catapol và 5 hydroxymethylfurfural. Kết quả thu được cho thấy qua phương pháp sắc ký lớp mỏng mẫu thử sinh địa không có có vết tương ứng với vết đối chiếu 5 hydroxymethylfurfural. Mẫu thử thục địa không có vết tương ứng với chất đối chiếu catapol. Với phương pháp sắc ký hiệu năng cao xác định có peak tương ứng với peak catalpol; nhưng không xuất hiện peak tương ứng với peak 5 hydroxymethylfurfural. Hàm lượng 5 hydroxymethylfurfural trong các mẫu thục địa khảo sát tính trên dược liệu khô nằm trong khoảng 0,119 - 0,134 %, đạt theo yêu cầu Dược điển Hàn Quốc VIII (không thấp hơn 0,1%).

nttan 

Tạp chí nghiên cứu y học, Trường Đại Học Y Hà Nội, Tập 158 Số 10 (2022)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài