SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Lần đầu tiên thử nghiệm điều trị bằng tế bào gốc phôi trên người

[14/10/2010 10:12]

Một bệnh nhân bị tổn thương cột sống vừa đi vào lịch sử y học thế giới với vai trò là người đầu tiên được điều trị bằng tế bào gốc phôi người (hESC). Có rất nhiều bệnh nhân đã được điều trị bằng tế bào gốc có nguồn gốc từ mô người trưởng thành, ví dụ như tủy xương, nhưng thử nghiệm này lần đầu tiên được chấp nhận để thử nghiệm với tế bào được sinh trưởng từ tế bào gốc phôi người, tế bào ở phôi có thể sinh trưởng thành tất cả các dạng mô ở cơ thể.

Các nhóm chống nạo thai phản đối những phương pháp điều trị như vậy bởi vì hESC chỉ có thể thường thu được bằng cách phá hủy phôi người. Nhưng những người ủng hộ lại chỉ ra rằng các tế bào này có tiềm năng rất lớn để điều trị bệnh tật và tái tạo lại mô. Tiếp nối những lần khởi động và trì hoãn tưởng như vô tận trong việc cho phép thử nghiệm, bệnh nhân này cuối cùng đã được điều trị tại Trung tâm Shepher ở Atlanta, Georgia, Mỹ. Các bác sỹ tiêm hàng triệu tế bào nguyên gốc ít nhánh được sinh trưởng từ hESC vào vùng thương tổn qua một mũi kim mảnh, với hi vọng là những tế bào này sẽ kích thích sự sinh trưởng của dây thần kinh và tái khôi phục lại dây thần kinh bị thương tổn ở vùng bị thương. Những con chuột bị thương được điều trị bằng các tế bào này đã phục hồi được một phần khả năng di động khoảng một tháng sau khi được điều trị.

Nhóm nghiên cứu hi vọng những tế bào nguyên gốc này, được gọi là các tế bào GRNOPC1, sẽ giúp bệnh nhân này vượt qua được tình trạng liệt do thương tổn gây ra, mặc dù mục tiêu chính của thử nghiệm là đảm bảo phương pháp điều trị này an toàn. Các nhà nghiên cứu cho rằng tiến hành thử nghiệm lâm sàng GRNOPC1 này là một cột mốc trong lĩnh vực các liệu pháp dựa trên hESC. Mặc dù thử nghiệm này lần đầu tiên được thông qua vào tháng 1 năm ngoái nhưng đã bị cơ quan Thuốc và Thực phẩm của Mỹ hoãn lại và yêu cầu đảm bảo phương pháp này sẽ không gây ra các nang như đã xuất hiện ở các nghiên cứu trên động vật. Giấy phép chấp nhận được cấp lại vào tháng 8 và bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này hiện sẽ được giữ bí mật các thông tin về cá nhân như giới tính, tuổi và thương tổn.

Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài