Giải pháp về các vật liệu công nghiệp không gây nóng lên toàn cầu
Theo nghiên cứu mới của Đại học Purdue và NASA, khả năng gây nóng lên toàn cầu của các hoá chất đang được quan tâm. Nghiên cứu này, đã đưa ra một phương pháp mới và các nhà hoá chất công nghiệp có thể sử dụng để triển khai một số chất thay thế có tiềm năng ít gây nóng lên toàn cầu hơn so với các vật liệu thường được sử dụng hiện nay
Các loại hoá chất được xác định
trong nghiên cứu phần lớn được sử dụng trong điều hoà nhiệt độ, sản xuất đồ
điện tử, các thiết bị.... Những hoá chất khác sử dụng trong hàng loạt ứng dụng
từ chất thay thế máu cho đến việc dò các lỗ thủng trong đường ống dẫn khí thiên
nhiên.
Các hoá chất này bao gồm hợp chất
có chứa nguyên tử flo như hyđrô florua cácbon, florua cácbon,
hydrofluoroethers, hydrofluoroolefins và hợp chất florua lưu huỳnh và nitơ.
Các hợp chất có chứa flo được
chứng minh là hiệu quả hơn nhiều trong việc ngăn chặn phát xạ hoặc nhiệt trong
cửa sổ khí quyển. Cửa sổ khí quyển nằm trong phạm vi thường xuyên của vùng hồng
ngoại, thuộc phổ điện từ, từ đó bức xạ từ trái đất được phát vào không gian.
Hiện tượng này làm cho trái đất mát hơn. Khi bức xạ được giữ lại thay vì phát
ra, gây ra tác động khí nhà kính, làm cho trái đất ấm lên.
Nghiên cứu mới đang xem xét rộng
hơn các loại hoá chất để xác định những đặc tính cấp phân tử làm cho chúng kém
hoặc hiệu quả hơn trong quá trình giữ bức xạ ở cửa sổ khí quyển. Nghiên cứu đã
sử dụng các kết quả tính toán định lượng hoá học cấp phân tử được thực hiện
trên các máy tính của NASA và Văn phòng công nghệ thông tin Đại học Purdue
(ITaP).
Mặt khác, nghiên cứu đã xem xét
số lượng và cách sắp xếp các nguyên tử điện tích âm trong cấu trúc phân tử ảnh
hưởng như thế nào đến hiệu quả phát xạ. Số lượng và sự sắp xếp các nguyên tử
flo được chứng minh là nhân tố quan trọng vì chúng mang điện tích âm và tạo ra
những liên kết phân cực mạnh với cácbon và lưu huỳnh.
Các nguyên tử flo có xu hướng đổi
chiều phân cực của liên kết trong các phân tử - thay đổi liên kết nhưng vẫn giữ
các nguyên tử trong cấu trúc. Quá trình này tác động đến phân tử hấp thụ bức xạ
hồng ngoại như thế nào mà thông thường bức xạ này sẽ đi qua khí quyển trái đất
vào không gian.
Các hợp chất có chứa flo cũng tồn tại lâu hơn trong
khí quyển so với cácbon điôxít và các tác nhân chính khác gây nóng lên toàn
cầu. Thậm chí, nếu phát thải với khối lượng thấp hơn, các hoá chất có chứa flo
vẫn có thể gây ra ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều so với các khí nhà kính khác. Một
số hoá chất có chứa flo không bị phân huỷ trong hàng nghìn năm.