Nghiên cứu đề xuất công nghệ chiết tách dầu bơ bằng phương pháp ly tâm
Dầu bơ có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe do dầu bơ rất giàu vitamin A, E, K cùng với các khoáng chất Kali, Phốtpho, Lưu huỳnh và Clo. Bên cạnh đó, sử dụng dầu bơ có thể giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch và làm giảm huyết áp do nó giàu chất béo không bão hòa đơn.
Cây bơ có tên
khoa học là Persea americana và tên tiếng anh là Avocado, là một loại cây nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta, cây bơ được trồng rộng rãi tại các tỉnh Đồng
Nai, Lâm Đồng, ĐăkLăc, Gia Lai,…với mục đích sử dụng chủ yếu là ăn tươi và kinh
doanh nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Trong khi đó, lipid trong quả bơ là hỗn
hợp những acid béo chất lượng cao W3, W6, W9; dầu bơ cung cấp các vitamin A, E,
K cùng với các khoáng chất Kali, Phốtpho, Lưu huỳnh và Clo giúp cơ thể ngăn ngừa
bệnh tim, ức chế khối u.
Trước tình hình
đó, các doanh nghiệp và các trường đại học trong nước đã có nhiều cố gắng nhằm
làm tăng giá trị của quả bơ qua việc lấy dầu từ quả bơ. Tuy nhiên, việc sản xuất
dầu bơ chỉ mới được thử nghiệm thành công trong phòng thí nghiệm và dựa trên
nguyên lý ép. Với mục tiêu nghiên cứu đề xuất công nghệ sản xuất dầu bơ cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên cơ chế chiết tách bằng phương pháp ly tâm, các
tác giả Đặng Thiện Ngôn và Tôn Thất Tín đến từ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP. Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đã thực hiện “Nghiên cứu đề
xuất công nghệ chiết tách dầu bơ bằng phương pháp ly tâm”.
Các phương pháp
chiết tách dầu bơ nhóm tác giả sử dụng là: phương pháp ép, phương pháp ly
tâm và phương pháp trích ly. Nguyên liệu được sử dụng để chiết tách bao gồm: hỗ
hợp thịt bơ và trấu gồm 80% thịt bơ và 20% trấu.
Qua một số các
thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận sau:
Công nghệ chiết
tách dầu bơ bằng phương pháp ly tâm có tính khả thi cao và phù hợp cho sản xuất
công nghiệp bao gồm các công đoạn sau:
- Nghiền đến khi
nguyên liệu có hình dáng và kích thước đồng đều, dầu thoát ra dễ dàng và hiệu
suất thu dầu cao.
- Sấy với nhiệt
độ là 65oC với thời gian 60 phút để làm bay bớt hơi nước, tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình ly tâm, độ ẩm còn lại là 20%.
- Trộn trấu để
tăng lượng chất xơ và tăng hiệu suất thu dầu, tỷ lệ trấu 20%.
- Gia nhiệt ở
nhiệt độ 80oC đến khi độ ẩm còn lại 10%, gia nhiệt giúp lượng chất
khô tăng lên, tăng lực ma sát dẫn đến hiệu suất thu dầu cao.
Dựa trên công
nghệ đã được đề xuất, có thể tính toán và thiết kế máy ly tâm dầu bơ loại máy
ly tâm thường làm việc gián đoạn để ứng dụng trong thực tế với công suất thiết
kế 500 lít/ca như sau:
- Thể tích rô-to:
110 lít (dự kiến đường kính D=530 mm, chiều cao H = 500 mm);
- Số vòng quay
trục rô-to: 780 – 825 vòng/phút;
- Công suất tính
toán khoảng 270kg thịt bơ/giờ, tương đương 64 lít dầu bơ/giờ.
Theo Tạp chí Cơ khí Việt Nam số 4 tháng 4/2013