Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xông khí etylen đến chất lượng quả sầu riêng RI – 6 trong quá trình rấm chín
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm giả đồng tác giả nghiên cứu Dương Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Văn Phong.
Ảnh minh họa.
Sầu riêng là quả có đột phát hô hấp vẫn chín tiếp giai đoạn sau thu hoạch, để chín đồng loạt phải dùng tác nhân làm chín. Khí etylen được biết như là một trong những tác nhân sử dụng làm chín quả theo phương pháp mới và an toàn.
Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xông khí etylen đến chất lượng quả sầu riêng Ri 6. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nhân tố: nồng độ khí etylen với 5 mức xử lý (đối chứng, 200, 300, 400 và 500 ppm) và thời gian xông (12, 24, 36 giờ) với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 1 quả. Mẫu có độ chín sinh lý 90% đồng đều về kích thước được thu hoạch từ vườn trồng sầu riêng thuộc xã Thanh Bình, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Mẫu sau khi thu hoạch được vận chuyển cẩn thận về phòng Lab bộ mộ Công nghệ sau thu hoạch tiến hành xông khí etylen. Hết thời gian xử lý chuyển mẫu ra điều kiện môi trường (27-29°C) để theo dõi quả đạt độ chín sử dụng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sầu riêng được xử lý ở nồng độ khí etylen 200 ppm thời gian xông 24 giờ là chế độ xử lý tốt nhất, quả chín đồng đều sau 2 ngày với giá trị cảm quan và thành phần sinh hóa đạt mức tối ưu (tỷ lệ ăn được 30,93%, TSS 29,70°Brix).
Tạp chí nông nghiệp &PTNT, số 2/2018