Vận động khi mang thai làm giảm nguy cơ sinh mổ
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa của Anh cho thấy, những phụ nữ mang thai có vận động chuyển dạ ở tuần thứ 39 của thai kỳ đã giảm đáng kể khả năng sinh mổ, cũng như ít bị biến chứng ở người mẹ và trẻ sơ sinh.
Ảnh minh họa.
Theo bác sĩ William A. Grobman khoa sản phụ khoa tại Đại học Northwestern cho biết, có rất nhiều tranh cãi xung quanh kết quả của việc vận động. Người ta tin rằng vận động làm tăng nguy cơ mổ lấy thai, tuy nhiên, thực tế thực sự chưa rõ ràng.
Grobman và các đồng nghiệp đã tiến hành một thử nghiệm tại nhiều trung tâm để so sánh ảnh hưởng của vận động và kiểm soát những phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh mổ thấp.
Những người tham gia được phân ngẫu nhiên để qua thử nghiệm (n = 3,062) hay kiểm soát phụ nữ mang thai (n = 3,044) ở tuần thứ 39 của thai kỳ. Dữ liệu về kết quả, bao gồm tử vong chu kỳ sinh, biến chứng sơ sinh nghiêm trọng và mổ lấy thai đã được ghi nhận.
Nghiên cứu cho thấy nhiều trẻ sơ sinh trong nhóm kiểm soát phụ nữ mang thai đã bị tử vong chu kỳ sinh và biến chứng sơ sinh nặng so với nhóm phụ nữ mang thai có vận động (5,4% so với 4,3%; RR = 0,8; 95% Cl, 0,64-1). Việc sinh mổ thường xảy ra ít hơn đáng kể ở nhóm phụ nữ có vận động so với nhóm phụ nữ mang thai không vận động (18,6% so với 22,2%; RR = 0,84; CI 95%, 0,76-0,93).
Ngoài ra, tỷ lệ tiền sản giật và tăng huyết áp thai kỳ thấp hơn ở nhóm phụ nữ mang thai có vận động so với nhóm phụ nữ mang thai không vận động (9% so với 14%). Tỷ lệ hỗ trợ hô hấp ở trẻ sơ sinh cũng thấp hơn ở nhóm phụ nữ có vận động so với nhóm phụ nữ không vận động (3% so với 4%).