SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Phòng trừ sâu bệnh hại cây lâm nghiệp

[17/08/2018 09:53]

Cây lâm nghiệp hiện nay ngoài các giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái chung cho cộng đồng còn giúp phát triển kinh tế, mang lại thu nhập cao cho người dân. Để bảo vệ an toàn cho sản xuất và diễn biến bất thường của thời tiết khiến cho sâu bệnh xuất hiện và gây hại trên cây lâm nghiệp, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nặng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

Hầu hết các loại cây lâm nghiệp đều được trồng thành rừng thuần loài, thuận lợi các việc quản lý và chăm sóc, thu hoạch. Tuy nhiên đây cũng là điều kiện cho các loài sâu bệnh phát sinh, tích lũy và gây hại thành dịch trên diện rộng.

Theo kết quả điều tra sâu bệnh hại cây lâm nghiệp tuần 14 năm 2018 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho thấy: Một số đối tượng dịch hại trên cây lâm nghiệp đang phát sinh gây hại mạnh trên những cánh rừng thuần loài như: Trên cây mỡ, ong ăn lá hại với mật độ phổ biến 3-5 con/cành, mật độ cao 15-20 con/cành, diện tích nhiễm 150 ha. Trên cây quế, sâu đo, sâu cuốn lá hại cây quế với mật độ phổ biến 1 con/cành, mật độ cao 2-3 con/cành; bọ cánh cứng hại cục bộ trên quế 2-4 năm tuổi với mật độ phổ biến 2 con/cành, mật độ cao 5-7 con/cành, diện tích nhiễm 10 ha; bệnh phấn trắng hại quế 2-5 tuổi với tỷ lệ phổ biến 10% cành, mật độ cao cao cục bộ 30-50% cành, diện tích nhiễm 100 ha.

Với diễn biến bất thường của thời tiết, dự báo từ nay đến cuối tháng 4, sâu bệnh hại cây lâm nghiệp sẽ tiếp tục gây hại mạnh nếu không phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng đến sinh trưởng, phát triển của cây rừng. Để chủ động phòng trừ  và hạn chế thấp nhất thiệt hại sâu bệnh gây ra. Chi cục Trồng trọt và Bảo Vệ thực vật triển khai thực hiện  một số nội dung như:

Phân công cán bộ phụ trách cơ sở tăng cường các công tác điều tra phát hiện, theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại trên cây lâm nghiệp, khoanh vùng các diện tích cây rừng bị hại, hướng dẫn chủ rừng áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cụ thể như: tập trung phát dọn thực bì, chặt bỏ những cành cây bị sâu bệnh hại; trồng đúng mật độ, không trồng quá dầy, tỉa thưa hợp lý đảm bảo thông thoáng cho cây rừng.

Cần theo dõi sâu bệnh ngay từ giai đoạn vườn ươm, dùng Boocđô 1% liều lượng 1 lít/4m2 để phun phòng. Khi cây bị bệnh tốt nhất nên nhổ đem đốt.

Sâu róm: Bảo vệ và sử dụng các loài thiên địch như ong mắt đỏ, ong tầm đen. Dùng dung dịch Dipterex 6% pha loãng thành 3% phun lên cây diệt sâu non. Nhặt kén, quét đốt lá khô, diệt nhộng qua đông.

Sâu đục thân: Chặt bỏ cây bị sâu hại nặng. Thời kỳ vũ hóa dùng đất, vôi quét lên thân cây nhằm ngăn cho sâu đẻ trứng. Khi sâu non đã chui vào thân thì dùng CS2 bịt lỗ sâu đục.

 Bệnh đốm lá, bệnh cháy lá, bệnh thối cổ rễ: Cần cắt bỏ lá bị bệnh và phun boocđô 1% để ngừa xâm nhiễm.

Các bệnh thối gốc hay thượng tầng cành, bệnh tua mực: hiện chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Cách tốt nhất là tạo điều kiện thông thoáng cho khu rừng quế bằng cách tỉa thưa hay trồng với mậtđộ thưa. Ngoài ra cần có chiến lược lâu dài về cải tạo giống, chọn giống sạch bệnh và xây dựng quy trình trồng chặt

Khuyến cáo chủ rừng nên trồng hỗn giao các loại cây rừng theo băng để giảm sâu bệnh hại phát sinh trên diện rộng.

Sử dụng biện pháp thủ công khi sâu bệnh hại ở diện hẹp, mật độ thấp; khi mật độ cao sử dụng một số loại thuốc đặc trị phun trừ: Với bọ xít nâu sẫm, dùng một số loại thuốc như: Actara 25EC, Sutin 5EC, Vibamec 1.8EC…; Với sâu xanh ăn lá bồ đề, ong ăn lá mỡ, bọ cánh cứng, sâu đo sử dụng một trong các loại thuốc như Dylan 2 EC, Comda gold 5WG, Regent 800WG…; Với bệnh phấn trắng sử dụng một trong các loại thuốc Score 250EC, Top 70WP, Ridozeb 72 WP.

http://khuyennongvn.gov.vn
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài