Động vật biển có vú mất một gen có thể giúp chúng sống sót trong môi trường nước bị ô nhiễm
Khi động vật biển có vú tiến hóa qua hàng triệu năm để phù hợp hơn với cuộc sống dưới nước như cá voi, cá heo và lợn biển đã mất mã di truyền đối với các enzyme bảo vệ chúng khỏi một số hóa chất độc hại.
Theo một nghiên cứu được công bố trong tuần này trên tạp chí Science cho thấy, khi đại dương ngày càng trở nên ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu, sự mất mát này có thể gây ám ảnh động vật biển.
Thông qua phân tích ADN, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng gần như tất cả các động vật biển có vú có các bản sao không có chức năng của một gen gọi là PON1, mã hóa enzyme gọi là paraoxonase có thể phá vỡ nhanh chóng các hóa chất được tìm thấy trong một số loại phân bón phổ biến.
Nghiên cứu này làm dấy lên lo ngại rằng sự gia tăng của thuốc trừ sâu trong các hệ sinh thái biển có thể gây hậu quả tai hại cho một số loài thủy sinh.