SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đa dạng tài nguyên thực vật lâm sản ngoài gỗ ở khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò tỉnh Hoà Bình

[21/08/2018 10:10]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Ngọc Hải - Trường đại học Lâm nghiệp , Nguyễn Thành Lương, Phạm Văn Cường – Học viện cao học Quản lý tài nguyên rừng, Trường Đại học Lâm Nghiệp, thực hiện nhằm xác định thành phần loài, giá trị bảo tồn, đặc điểm phân bố là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò với diện tích 5.252,98 ha phần lớn là rừng tự nhiên đã bị tác động ở các mức độ khác nhau, đặc trưng bởi kiểu rừng kín lá rộng thường xanh á nhiệt đới núi thấp. Hệ thực vật trong Khu BTTN khá đa dạng và phong phú với 880 loài thực vật lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bậc cao, có mạch thuộc 498 chi của 153 họ đã được ghi nhận. Trong 71 loài thực vật LSNG có giá trị bảo tồn ở Việt Nam và trên thế giới có 35 loài thực vật LSNG thuộc nhóm sẽ nguy cấp (VU), nguy cấp (EN) và rất nguy cấp (CR) được ghi nhận trong sách Đỏ Việt Nam năm 2007, 16 loài thực vật LSNG thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm quy định trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, 12 loài trong Danh lục đỏ IUCN năm 2017. Ở mỗi kiểu phụ rừng trong Khu BTTN có một số loài thực vật LSNG quý hiếm đặc trưng. Do đó, tùy thuộc vào từng giai đoạn, mục đích và đối tượng của việc bảo tồn mà xác định các giải pháp bảo tồn cho từng đối tượng trong Khu BTTN Hang Kia – Pà Cò một cách hợp lý và hiệu quả. Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho công tác bảo tồn và phát triển ở Khu BTTN Hang Kia – Pà Cò. 

Tạp chí nông nghiệp &Phát triển nông thôn (10/2018)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ