SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý rừng ngập mặn ven biển huyện giao thuỷ, tỉnh nam định

[21/08/2018 14:03]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Quốc Hoàn - Tổng cục Môi trường, Học viện Cao học Đại học Quốc gia Hà Nội , Nguyễn Mạnh Khải – Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phạm Hồng Tính, Bùi Thị Thu Trang, Nguyễn Duy Tùng - Trường Đại học Tài ngyên và môi trường Hà Nội thực hiện nhằm hiểu rõ thêm về ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý rường ngặp ,mặn ven biển huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.

Hiện nay sức ép về kinh tế - xã hội làm cho diện tích rừng ngập mặn của các xã ven biển huyện Giao Thuỷ bị khai thác và sử dụng không hợp lý dẫn đến RNM bị suy thoái, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả rừng ngập mặn (RNM), đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý RNM ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã được triển khai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện trạng rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định bị suy giảm nghiêm trọng trong giai đoạn năm 2007 đến nay. Ngoài nguyên nhân do biến đổi khí hậu, sự suy giảm rừng ngập mặn còn do ảnh hưởng của hoạt động sinh kế của cộng đồng. Các hoạt động sinh kế ảnh hưởng nhiều đến quản lý rừng ngập mặn là hoạt động nuôi trồng thủy hải sản; đánh bắt, khai thác thủy sản tự nhiên trong rừng. Những mô hình sinh kế bền vững không ảnh hưởng đến quản lý RNM tại địa phương là mô hình chăn nuôi theo mô hình vườn - ao - chuồng (VAC), du lịch sinh thái (xã Giao Xuân), nuôi ong, trồng lúa, hoa màu (xã Giao Lạc) mang lại sinh kế ổn định lâu dài cho cộng đồng người dân, cần được khuyến khích phát triển. Từ kết quả nghiên cứu đã đề xuất ba nhóm giải pháp: Giải pháp về kinh tế; giải pháp về văn hóa, xã hội; giải pháp về sinh thái và môi trường để quản lý hiệu quả RNM. Trong đó, chú ý giải pháp thiết lập cơ chế hỗ trợ tài chính cho người bảo vệ rừng tại địa phương, cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái RNM, tăng cường phát triển các ngành nghề không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến rừng ngập mặn; xây dựng và thiết lập các chính sách cho các hộ nghèo để tạo thêm thu nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp.

Tạp chí nông nghiệp &Phát triển nông thôn (10/2018)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ