Khảo sát đặc điểm lồi ống thần kinh thị vào lòng các xoang sau trên phim MSCT vùng mũi xoang
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Thúy An, Lê Văn Phước và Lâm Huyền Trân thực hiện.
Ảnh minh họa.
Tổn thương thần kinh thị (TKT) là một biến chứng nghiêm trọng trong phẫu thuật nội soi mũi xoang. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phức tạp về mặt giải phẫu của TKT với xoang sàng sau và xoang bướm (XB). Khảo sát đặc điểm của lồi ống TKT vào hệ thống các xoang sau. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 120 bệnh nhân trên 18 tuổi, được chụp MSCT vùng mũi xoang tại bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 06/2016 – 06/2017. Hình ảnh được tái tạo MPR với độ dày lát cắt 0,6mm, trên ba bình diện–trán, trục và đứng dọc. Phân loại mức độ lồi thần kinh thị vào lòng các xoang sau theo Delano dựa trên góc lồi đo đạc được, cũng như kích thước các thành ống thần kinh thị, từ đó ước tính diện tích lồi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên 240 hệ xoang được phân tích, lồi TKT loại 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 46,66%, với góc lồi trung bình là 87,450 ± 14,090. Chiều dài thành trong trung bình là 11 mm (dao động từ 49 mm đến 16,9 mm), với trung bình ở nam giới là 11,79 mm, và nữ giới là 10,55 mm (p<0,001). Tế bào Onodi hiện diện trong 25,42% (61/240 hệ xoang). Góc lồi trung bình của ống TKT vào lòng các xoang sau trong trường hợp không có tế bào Onodi và hiện tượng khí hóa mấu yên trước là 89,630 so với 198,520 khi hiện diện cả hai hiện tượng này. Diện tích lồi trung bình của ống TKT vào lòng xoang sau là 63mm2, chiếm 30,14 % diện tích xung quanh.
Mức độ lồi của ống TKT vào lòng các xoang sau, khoảng dao động của chiều dài thành trong, diện tích lồi biến thiên rất lớn. Do đó, cần phải xem xét cẩn thận đặc điểm ống TKT trong phẫu thuật tiếp cận ống thần kinh này cũng như hệ thống các xoang sau trên MSCT trước mổ.