SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Một số đặc điểm sinh học sinh sản của Cá Ong bầu ở Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế

[24/08/2018 07:54]

Nghiên cứu do các tác giả Lê Văn Dân, Lê Minh Tuệ, Tôn Nữ Bích Thảo và Nguyễn Văn Huy thực hiện (Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế) trên 426 mẫu cá nhằm xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Ong bầu (Rhynchopelates oxyrhynchus Temminck & Schlegel, 1842) phân bố ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, trong đó, tập trung mô tả về tỷ lệ giới tính, mùa vụ sinh sản, kích thước sinh sản lần đầu, hệ số thành thục và sức sinh sản của cá Ong bầu.

Ảnh: Minh họa

Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế là hệ đầm phá có diện tích mặt nước lớn nhất khu vực Đông Nam Á với 22.000 ha, có những yếu tố sinh thái thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong 177 loài cá phát hiện ở phá Tam Giang – Cầu Hai, thống kê có 21 loài cá kinh tế ở địa phương (chiếm 11,86% tổng số loài thu được), chủ yếu thuộc bộ cá Vược (Võ Văn Phú, 1997). Trong đó,  cá Ong bầu là loài cá đặc sản ở ven biển Việt Nam nói chung. Đây là loài cá có kích thước nhỏ, thịt ngon, chắc dai mà không mềm bở như cá sông, cũng không gây dị ứng như cá biển, dễ nuôi và là loài có giá trị thương phẩm cao (Khoảng 500.000đ/kg) (Võ Văn Phú, 1994). Việc nghiên cứu về tỷ lệ giới tính, các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục, kích thước sinh sản lần đầu, hệ số thành thục và sức sinh sản là những nghiên cứu cơ bản nhằm bổ sung các dữ liệu làm cơ sở khoa học cho việc nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo loài cá này. Đây là loài cá rộng muối, chúng có thể sống được cả trong môi trường nước lợ và nước mặn. Nhu cầu thị trường về loài cá này đòi hỏi rất lớn, tuy nhiên nguồn thức phẩm cung cấp chủ yếu là khai thác từ tự nhiên, tạo nên sức ép khai thác ngày càng lớn, cũng như việc nuôi cá này không ổn định và khó để phát triển. Chính vì vậy, các tác giả đã nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá Ong bầu là rất cần thiết, làm tiền đề cho việc hướng sinh sản tự nhiên vào sinh sản nhân tạo để từ đó có thể chủ động con giống cung cấp cho nhu cầu của người dân, góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá biển ở Việt Nam phát triển.

Trong nghiên cứu này, tác giả đã được thực hiện trên 426 mẫu cá được thu mua từ tháng sản 1 đến tháng 12 năm 2017 tại các chợ dọc ven phá Tam Giang – Cầu Hai và các hộ chuyên khai thác cá ở đầm phá. Các mẫu cá được thu mua ngẫu nhiên và nghiên cứu này sử dụng phương pháp xác định khối lượng và chiều dài, các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm microsoft excel 2007. Qua nghiên cứu cho thấy, quần thể cá Ong bầu được khai thác ở 4 nhóm. Trong đó, số lượng cá Ong bầu thu được nhiều nhất tập trung ở nhóm tuổi 1+, chiếm 37,8%. Nhóm tuổi 2+, số lượng cá thể chiếm ưu thế với 31%. Nhóm 3+, cũng khá cao chiếm 21,6%. Thấp nhất là nhóm 0+ chỉ chiếm 9,6%. Về Giới tính của cá Ong bầu, chỉ xác định được khi chúng lên 1+ và tỷ lệ cá cái nhiều hơn so với cá đực. Về Tuyến sinh dục của cá Ong bầu, phát triển từ giai đoạn I-IV. Các giai đoạn phát dục của cá theo các nhóm tuổi khác nhau là không giống nhau. Về Hệ số thành thục của cá Ong bầu trung bình cao nhất vào tháng 8 với GSI-5,24% và GI=5,71%. Về Sức sinh sản tuyệt đối của ca Ong bầu dao động 20.293 – 30.410 tế bào trứng và sức sinh sản tương đối dao động từ 322 đến 409 trứng/g cơ thể cá. Ở các nhóm tuổi kích cỡ cá khác nhau sức sinh sản tương đối không giống nhau.

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số 12 (2018)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ