SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Lượng giá giảng dạy xử trí lồng ghép bệnh trẻ em tại Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

[28/09/2018 10:11]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Hoàng Trọng Kim, Đoàn Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Thanh Tâm, Đỗ Văn Dũng, Hồ Thị Tâm, Phạm Thị Minh Hồng, Bùi Quốc Thắng, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Huy Luân, Đặng Văn Qúy, Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Nguyễn Thu Tịnh, Đoàn Tấn Huy Tâm, Nguyễn Hoài Phong và Phạm Bích thực hiện.

 Ảnh minh họa.

Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em được triển khai nhằm giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và tăng cường sự phát triển trẻ em ở các nước đang phát triển. IMCI đã được giảng dạy tại Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ 1/2000 nhằm đánh giá hiệu quả việc giảng dạy Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em tại Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. 

Nghiên cứu tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang, thực hiện bằng cách quan sát cuộc khám bệnh để đánh giá kỹ năng và phỏng vấn để đánh giá thái độ của các bác sĩ đã được huấn luyện Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em trong thời gian từ 2000 - 2005 tại Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 215 bác sĩ tham gia nghiên cứu với 84 người được huấn luyện Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em trong chương trình đại học (nhóm đại học) và 131 người được huấn luyện trong chương trình sau đại học (nhóm sau đại học). Điểm trung bình về xử trí trẻ bệnh của tất cả các bác sĩ tham gia là 0.554 ± 0.213. Chỉ có 41% BS có thái độ tốt hoặc trung bình đối với Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em. Nhóm sau đại học có điểm kỹ năng cao hơn nhóm đại học (0.581 ± 0.219 so với 0.514 ± 0.200, p< 0,05). Có sự liên quan thuận giữa điểm thi tốt nghiệp thực hành nhi khoa và điểm thái độ với điểm kỹ năng Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em trong đợt lượng giá này.  Tỷ lệ các bác sĩ được huấn luyện Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em tại Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh thực hành đúng các kỹ năng Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em còn chưa cao như mong đợi.

Tạp chí y học TP HCM, số 1 /2018, tập 12 (ntbtra)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ