10 đặc điểm hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Bạc Liêu từ 09/2006 - 04/2007
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trịnh Thu Dung, Huỳnh Thị Duy Hương, Phạm Thu Thùy thực hiện.
Ảnh minh họa.
Mô tả đặc điểm dịch tễ (DT), lâm sàng (LS), cận lâm sàng (CLS), việc sử dụng kháng sinh điều trị và kết quả điều trị HCNKTTSS tại bệnh viện Bạc Liêu. Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu mô tả hàng loạt ca. Nghiên cứu 62 trẻ ≤ 30 ngày tuổi thỏa chẩn đoán HCNKTTSS (gồm HCĐƯVBT và sự nhiễm khuẩn) tại bệnh viện Bạc Liêu từ tháng 09/2006-04/2007. Tất cả được mô tả các đặc điểm DT, LS, CLS, kháng sinh điều trị và kết quả điều trị HCNKTTSS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 62 trẻ bị HCNKTTSS có 82,3% là NKTTSS sớm, Nam 58,1%, nhẹ cân 58,1%, sanh non 53,2%, nông thôn 74,2%, ngạt lúc sanh 32,3%. Lâm sàng thường gặp là lừ đừ 95,2%, bú ít 67,3%, SpO2< 90% 64,5%, rối loạn thân nhiệt 55%, dịch dư dạ dày 48%, vàng da 45%, các triệu chứng khác <40%. Trừ CRP > 10 mg/l 85,5% các xét nghiệm khác (+) <50%, cấy máu (+) 9,6% (100% Staphylococcus và 50% liên quan tới catheter TM rốn). Kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm Ampicillin + Cefotaxim ± Gentamycin 84,4%. Đổi kháng sinh lần 1 là 38,5% và đổi lần 2 là 8,1%. Tử vong 22,6% (tử vong do sốc NK là 100%), di chứng 9,7%. Đa số là HCNKTTSS sớm, trẻ dễ bị HCNKTTSS là sanh non, nhẹ cân, nam. Triệu chứng LS không đặc hiệu. Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán (+) thấp ngoại trừ CRP, đặc biệt là cấy máu (+) rất thấp. Vì thế chẩn đoán HCNKTTSS phải phối hợp tiền căn - khám LS- CLS. Kỹ thuật cấy bệnh phẩm, điều trị chống sốc và vô trùng BV còn rất nhiều hạn chế.
Tạp chí y học TP HCM, số 1/2018, tập 12 (ntbtra)