Xác định mối liên quan giữa suy yếu (frailty syndrome) và biến cố tim mạch nặng (major cardiac events) trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh động mạch vành mạn tính
Nghiên cứu do đồng tác giả Huỳnh Trung Quốc Hiếu và Nguyễn Văn Tân thực hiện.
Ảnh minh họa.
Suy yếu (Frailty syndrome), một hội chứng lão khoa, biểu hiện trạng thái dễ bị tổn thương với các yếu tố về thể chất, xã hội và môi trường, có thể dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi trên NCT như ngã, suy giảm nhận thức, khuyết tật, sống phụ thuộc, cũng như gia tăng tỉ lệ tử vong, sử dụng quá nhiều thuốc, kéo dài thời gian nằm viện. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu mối liên quan giữa suy yếu và các bến cố tim mạch nặng (BCTMN) trên NCT mắc bệnh ĐMV mạn tính.
Nghiên cứu xác định mối liên quan giữa suy yếu với các biến cố tim mạch nặng (bao gồm tử vong, tái nhập viện) tại thời điểm 3 tháng trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV mạn tính. Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt dọc, thực hiện trên 295 bệnh nhân cao tuổi nhập viện do động mạch vành tại bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để đo lường mối liên quan giữa suy yếu và các biến độc lập.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân suy yếu có khả năng xuất hiện các biến cố tim mạch nặng (tử vong, tái nhập viện) gấp 2,93 lần so với bệnh nhân không suy yếu (p = 0,003; KTC 95% 1,45 - 5,92). Đồng thời chậm chạp thông qua test đi bộ 5m là yếu tố có khả năng dự báo xuất hiện biến cố tim mạch nặng ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV (HR=2,15; KTC 95% 1,08 – 4,3; p = 0,03). Suy yếu có khả năng dự báo các biến cố bất lợi về sức khỏe ở bệnh nhân cao tuổi bệnh ĐMV, vì vậy nên sàng lọc suy yếu đối với người cao tuổi mắc bệnh ĐMV mạn tính điều trị nội trú.
Tạp chí y học TP HCM, số 1/2018, tập 22