Hiện trạng công nghệ gen ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong lĩnh vực Y dược à Nông nghiệp
Nghiên cứu do nhóm tác giả Phạm Lê Bích Hằng, Nguyễn Hải Hà và Lê Thị Thu Hiền – Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện.
Ảnh minh họa.
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ gen ở các nước châu Á, đặc biệt là ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã đạt được nhiều thành tựu và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đối với lĩnh vực y dược, các quốc gia tập trung nghiên cứu chẩn đoán ung thư, bệnh truyền nhiễm và bệnh di truyền bằng các kỹ thuật phân tử liên quan đến PCR, giải trình tự gen thế hệ mới; thử nghiệm lâm sàng điều trị bằng liệu pháp gen và nâng cao biện pháp phòng bệnh bằng các loại vaccine cải tiến như vaccine tiểu đơn vị hay vaccine DNA. Bên cạnh đó, những nghiên cứu thăm dò được tiến hành trên tế bào hay phôi người sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 với hy vọng tìm ra phương pháp mới để điều trị bệnh di truyền và ung thư.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều quốc gia ở châu Á không đứng ngoài xu thế nghiên cứu và cấp phép thương mại các giống cây trồng biến đổi gen cho phép sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu chế biến và thức ăn chăn nuôi. Các tính trạng được biến đổi chủ yếu là kháng sâu bệnh, kháng virus, chịu được thuốc diệt cỏ, chịu hạn, chịu mặn và tăng hàm lượng dinh dưỡng.
Nhìn chung, tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ gen ở các quốc gia này tiến bộ vượt bậc so với các nước khác ở Châu Á, nhưng vẫn còn hạn chế so với Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia ở châu Âu. Vì vậy, mỗi quốc gia cần định hướng chính sách và đầu tư phù hợp để ứng dụng những công nghệ sinh học tiên tiến trên thế giới góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống con người.
Tạp chí Công nghệ Sinh học - Tập 16, số 1 (2018), 1-18 (vtkngan)