SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn phân giải lân, kali khó tan từ đất trồng cà phê tại khu vực Tây nguyên

[07/07/2019 15:24]

Đất trồng cây công nghiệp lâu năm ở Việt Nam đang gặp phải hiện tượng thoái hóa và bạc màu. Để tăng độ phì nhiêu nông dân thường sử dụng phân bón NPK. Tuy nhiên hàu hết phân bón thường bị rửa trôi hoặc tồn tại dưới dạng khó tiêu trong đất. Nhiều nghiên cứu trước đây đã ghi nhận nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng tiết ra một số enzyme phân giải và chuyển hóa P và K thành các dạng dễ tiêu cho cây trồng hấp thu.Vì thế bổ sung vi sinh vật hòa tan P, K là một trong những giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Đất vùng Tây Nguyên được ghi nhận chủ yếu là đất đỏ, tích sét và kết von ít. Đây là loại đất có pH trung bình 4,5 – 5,3,  giàu lân tổng số nhưng ít P dễ tiêu, K tổng số và bazơ nghèo. Nhăm phát triển bền vững cây cà phê, công nghiệp lâu năm và các loài cây khác trên khu vực này đã có nhiều nghiên cứu tìm và phân lập các chủng vi sinh vật phân giải P và K khó tan để cung cấp vào đất song song với việc sử dụng phân bón. Trong đó có đề tài của Nguyễn Thị Thanh Mai và ctv. đã phân lập và tuyển chọn được 16 chủng vi sinh vật từ vùng rễ cây cà phê trồng tại khu vực Tây Nguyên có khả năng phân giải P và K khó hòa tan. Trong 16 chủng này, tiêu biểu là chủng CF19. Kết quả nghiên cứu đã xác định vi khuẩn CF19 có hoạt tính hòa tan AlPO4 và Fe2(SO4), đồng thời phân giải Ca3PO4 (145,55 mg/L PO43-. Khuẩn lạc của chủng CF19 có dạng tròn, bề mặt lõm, trơn, bóng ướt, màu trắng ngà, tế bào dạng que (trực khuẩn), Gram dương và có khả năng di động. Chủng CF19 sinh enzyme catalase, siderphore và biểu hiện hoạt tính phân giải CaPO43-. Chủng này có khả năng sinh IAA kích thích sinh trưởng thực vật. Hàm lượng IAA nuôi cấy sau 4 ngày trong môi trường NBRIP có bổ sung L-Tryptophan đạt 68,79 µg/ml. Chủng CF19 có khả năng đối kháng với nấm Fusarium Oxysporum gây bệnh héo vàng.

Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam Tập 60 số 5 5/2018
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ