Omron khai trương “Trung tâm công nghệ tự động hóa” tại TP.HCM và Hà Nội
Ngày 19/7/2019, Tập đoàn tự động hóa Omron (Nhật Bản) đã chính thức đưa vào hoạt động 2 Trung tâm công nghệ tự động hóa (Automation Technology Center - ATC) đầu tiên tại TP.HCM và Hà Nội. Mỗi ATC được đặt tại vị trí trung tâm TP.HCM và Hà Nội với hàng chục kỹ sư giải pháp tự động hóa tập trung nghiên cứu và phát triển việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối vạn vật (IoT) và công nghệ robot trong sản xuất công nghiệp.
Cobot, loại Robot có thể làm việc chung với con người.
Những sản phẩm và giải pháp mà Omron trưng bày tại ATC sẽ giúp khách hàng và các đối tác hiểu rõ hơn về những công nghệ cốt lõi của mô hình nhà máy thông minh (Smart Factory), một mô hình đang ngày càng trở nên phổ biến trong kỷ nguyên chuyển đổi số và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Với định hướng là một nhà cung cấp giải pháp tự động hóa chuyên sâu về từng ngành công nghiệp, Omron trưng bày và giới thiệu những sản phẩm, giải pháp tự động hóa tiên tiến trên thế giới hiện nay qua các ứng dụng (application).
Mỗi ứng dụng là sự kết hợp của các sản phẩm tiên tiến (gồm: Robot, Vision, PLC) trên nền tảng i-Automation của Omron nhằm giải quyết các bài toán thiết yếu nhưng vô cùng thách thức trong sản xuất, như: truy xuất nguồn gốc (Traceability), kiểm tra chất lượng (Quality Inspection), bảo trì tiên đoán (Predictive Maintenance), trực quan hiệu suất hoạt động nhà máy (OEE Visualization), đóng gói và bốc xếp hàng hóa (Packaging & Palletizing), cũng như hiện thực hóa môi trường làm việc nơi người và robot có thể tương tác lẫn nhau một cách an toàn bằng hệ thống Robot tương tác (Cobot) và Robot tự hành thông minh (Autonomous Intelligent Vehicle - AIV).
Phát biểu tại lễ khai trương ATC ở TP.HCM, ông Phùng Duy Hân – giám đốc điều hành Omron Việt Nam, nói: “Industry 4.0 là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay (Robotics, IoT, Big Data, AI) để tạo ra những lợi thế đặc biệt cho doanh nghiệp thông qua các yếu tố cốt lõi trong cạnh tranh về tốc độ, chất lượng, sự hiệu quả và tính linh động. Hai trung tâm công nghệ tự động hóa tại TP.HCM và Hà Nội cùng đội ngũ kỹ sư tự động hóa giàu kinh nghiệm là cam kết của Omron trong việc chung tay cùng các doanh nghiệp hiện thực hóa Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam”.
Omron là một thương hiệu tự động hóa có tiếng trên thế thế giới, đang có các hoạt động cụ thể tại châu Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Quốc, châu Á - Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, Omron thành lập văn phòng đại diện hồi năm 1996 với mục đích đẩy mạnh hoạt động tại địa phương nhằm cung cấp các dịch vụ, giải pháp một cách nhanh chóng và hiệu quả cho các doanh nghiệp. Năm 2015, Omron chính thức thành lập Công ty TNHH tại Việt Nam với 2 văn phòng chính tại TP.HCM và Hà Nội nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh và tăng cường hỗ trợ khách hàng.
Với đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm lâu năm về thiết bị tự động hóa, hiểu biết sâu sắc về hoạt động của các ngành công nghiệp sản xuất (như điện tử, ô tô, xe máy, thực phẩm, hàng tiêu dùng...), Omron ngày càng đa dạng hóa dải sản phẩm, cung cấp giải pháp tự động hóa giúp các doanh nghiệp tăng cường sản xuất và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Các ứng dụng tiêu biểu được trưng bày tại ATC
1. Ứng dụng Traceability: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Vấn đề truy xuất nguồn gốc của sản phẩm thường khá quan trọng trong các nhà máy sản xuất hiện nay, đặc biệt là các ngành ô tô, xe máy, dược phẩm, thực phẩm… Nó có thể giúp doanh nghiệp sản xuất phát hiện các lỗi xảy ra trong trong quá trình sản xuất, kiểm tra nguyên nhân và vị trí lỗi xảy ra lỗi để khắc phục nhanh các sự cố.
Khi sản phẩm lỗi đến người sử dụng, Traceabilty giúp truy xuất nhanh dữ liệu lỗi như: ngày sản xuất, vị trí máy gây ra lỗi, số lượng lỗi... từ đó giúp nhà sản xuất thu hồi nhanh, đúng và đủ số lượng sản phẩm lỗi đã bán ra thị trường…
Traceability còn có thể giúp các nhà sản xuất thống kê, phân tích các máy sản xuất có tỉ lệ lỗi sản phẩm cao để đưa ra phương án bảo trì, giảm thiểu lỗi, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm...
2. Ứng dụng kiểm tra chất lượng sản phẩm tự động dùng Robot Viper
Robot 6 trục hoạt động uyển chuyển như cánh tay của con người, giúp phân loại và kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách tự động.
Có thể nói, ứng dụng này là sự kết hợp hoàn hảo của cảm biến đọc mã vạch trong việc phân loại sản phẩm bị lỗi. Robot sẽ gắp sản phẩm đến vị trí cần kiểm tra, camera kiểm tra sẽ nhận dạng, phân tích và đưa ra kết quả về chất lượng sản phẩm.
3. Ứng dụng định vị dùng cảm biến hình ảnh (vision) cho robot di động
Robot công nghiệp có khả năng làm việc với tốc độ cao, cường độ cao và độ chính xác cao. Tuy nhiên, để biết vị trí và thao tác thì robot cần có cảm biến hình ảnh hoặc camera để xác định tọa độ đối tượng, cũng như môi trường xung quanh. Vision - robot là ứng dụng khá quan trọng và ngày càng phổ biến trong công nghiệp, nó giúp robot có thể thực hiện được các công việc mà trước đây một mình robot không thể thực hiện được.
4. Ứng dụng gắp và đóng gói sản phẩm dùng Robot Quattro
Đây là ứng dụng dùng robot đóng gói sản phẩm một cách tự động, được áp dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp. Hiện nay, trong các nhà máy sản xuất, khâu đóng gói sản phẩm là một trong những khâu tốn nhiều nhân lực nhất. Để giải quyết vấn đề nhân lực cho khâu này, Omron giới thiệu ứng dụng dùng Quattro Robot chuyên dụng cho việc gắp và đóng gói sản phẩm.
Quattro robot (còn được gọi là robot “con nhện”) là một trong những robot có tốc độ nhanh nhất hiện nay. Nó giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm thiểu chi phí và nhân lực cho khâu gắp và đóng gói sản phẩm đến hơn 50%. Hệ thống này có camera định vị sản phẩm nên dễ dàng thích ứng với các thay đổi về loại sản phẩm, hình thức bao bì đóng gói, sản lượng hay các điều kiện ngoại cảnh thường thay đổi.
5. Ứng dụng Cobot: Robot có thể làm việc chung với con người
Đây là dòng robot đặc biệt có chức năng cảm nhận được lực tác động từ bên ngoài. Nó được thiết kế với 6 khớp nối và tích hợp camera.
Nó làm việc khá uyển chuyển và nhanh nhẹn, gần giống như cánh tay và đôi mắt của con người. Do đó, Omron Cobot có thể làm việc chung với con người mà không gây ra các nguy hiểm về va chạm.
Trong các nhà máy hiện nay có rất nhiều khâu sản xuất tỏ ra không hiệu quả nếu dùng con người, bởi ở đó nó nguy hại và ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi đó, nhà máy sử dụng Robot để thay thế con người.
Nếu dùng các loại Robot công nghiệp truyền thống thì không thể đáp ứng được các yêu cầu về không gian làm việc rộng, nhưng Omron Cobot với chức năng cảm nhận được lực tác động từ bên ngoài nên nó có thể làm viêc chung với con người.
Được tích hợp camera trên cánh tay Robot, Omron Cobot có thể dễ dàng thay đổi công việc từ ứng dụng này sang ứng dụng khác, cũng như thay đổi vị trí làm việc từ nơi này sang nơi khác một cách dễ dàng.
mềm tích hợp trong bộ điều khiển sẽ đơn giản hóa việc lập trình. Việc lập trình chương trình chạy của robot khá đơn giản: dùng tay để di chuyển cánh tay robot đến vị trí cần đặt và bấm nút Point là phần mềm sẽ tự ghi lại ví trí cần di chuyển. Tính năng này có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí đào tạo và chỉnh sửa chương trình điều khiển.
6. Ứng dụng Mobile Robot: Robot di động
Khác với xe vận chuyển tự động thế hệ cũ (AGV - Automated Guided Vehicles; khi di chuyển phải có vạch dẫn đường), Omron Mobile Robot áp dụng công nghệ AIV (Autonomous Intelligent Vehicles) để di chuyển mà không cần dùng vạch dẫn đường.
Đây là một trong những Robot di động tiên tiến nhất hiện nay. Nó di chuyển bằng cách định vị không gian, dựa vào bản đồ xác định khu vực làm việc do Robot tự thiết lập và nhận dạng. Được trang bị hàng loạt cảm biến, như cảm biến an toàn, cảm biến laser scanner, cảm biến siêu âm, cảm biến ánh sáng..., Omron Mobile Robot có thể xác định chính xác chướng ngại vật và di chuyển an toàn.
Omron Mobile Robot có thể được dùng cho các giải pháp giao nhận hàng hóa tự động, có thể làm việc chung với con người, giúp doanh nghiệp giảm thiểu nhân lực cho các khâu vận chuyển, tăng năng suất cho nhà máy...
Sau TP.HCM, Omron sẽ khai trương Trung tâm công nghệ tự động hóa tại Hà Nội.
Lưu Triều Tiên
www.khoahocphothong.com.vn(lntrang)