Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng nhân giống hữu tính cây Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC.)
Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC.) được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh và lấy củ làm thuốc. Một nghiên cứu của tác giả Trần Thị Lan và ctv. tập trung vào các kỹ thuật về thời vụ, giá thể, khoảng cách gieo hạt và ảnh hưởng của các biện pháp này đến khả năng nhân giống hữu tính cây Xạ can.
Bệnh tai mũi họng (TMH) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta. Mặc dù hiện nay, y học đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, chuyên ngành TMH đang phát triển mạnh, nhưng bệnh TMH vẫn là gánh nặng cho xã hội. Các bệnh viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm họng mạn tính còn là nỗi ám ảnh đối với bệnh nhân và thầy thuốc TMH, ngay cả với các nước phát triển có nền y học hiện đại. Bệnh lý TMH không chỉ gây tổn thất về kinh tế, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, mà còn làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của xã hộị
Xạ can với hai hợp chất tectorigenin và tectoridin - thành phần chính trong thân rễ là đối tượng phù hợp để giải quyết vấn đề trên . Đánh giá hoạt tính sinh học cho thấy, cặn nước của thân rễ Xạ can có hoạt tính kháng viêm theo đường uống với mức độ ức chế khối viêm 52,12-70%. Tất cả các cặn chiết thân rễ Xạ can không thể hiện hoạt tính khi thử nghiệm theo đường bôi. Tectorigenin tách chiết từ thân rễ Xạ can có tác dụng giảm đau rõ rệt nhất ở liều 100 mg/kg cân nặng chuột nhắt. Với liều 60 mg/kg cân nặng chuột cống, tectorigenin có tác dụng chống viêm cấp và mạn. Độc tính cấp tính của tectorigenin được xác định với giá trị LD50 là 1,78±0,13 g/kg cân nặng. Độc tính bán trường diễn: tectorigenin với các liều thử 100 mg/kg cân nặng và 300 mg/kg cân nặng, cho chuột uống thuốc liên tục 28 ngày không làm ảnh hưởng đến cân nặng, không làm thay đổi chức phận tạo máu và chức năng gan, thận so với lô chứng . Hiện nay, kỹ thuật trồng, nhân giống cây Xạ can chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam. Do đó “Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng nhân giống hữu tính cây Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC.)” của tác giả Trần Thị Lan và ctv. góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho nhân giống Xạ can tại Việt Nam, qua đó giúp phát triển các vùng chuyên canh loài cây này.
Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC.) được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh và lấy củ làm thuốc. Nghiên cứu tập trung vào các kỹ thuật về thời vụ, giá thể, khoảng cách gieo hạt và ảnh hưởng của các biện pháp này đến khả năng nhân giống hữu tính cây Xạ can. Nhân giống hữu tính cho hệ số nhân giống cao và giá thành rẻ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thời vụ gieo hạt giống Xạ can thích hợp là vào khoảng 15/2 hàng năm; giá thể tốt nhất là đất + cát + bã dược liệu ủ hoai mục với tỷ lệ 1:1:1; khoảng cách gieo hạt thích hợp 4-5 cm. Tỷ lệ nảy mầm đã được nâng cao, đạt hơn 50% và chất lượng cây giống ổn định, khỏe mạnh. Kết quả này sẽ góp phần hoàn thiện kỹ thuật nhân giống hữu tính, phục vụ cho việc sản xuất giống Xạ can.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam Tập 61 số 5 5/2019