So sánh tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá sặc rằn (Trichopodus pectoralis Regan, 1910) giai đoạn ương giống từ ba nguồn cá bố mẹ
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Hoàng Thanh , Dương Nhựt Long và Dương Thúy Yên (Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nguồn cá bố mẹ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá sặc rằn ở giai đoạn ương giống.
Ảnh minh họa: Internet
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2016 – 9/2016 tại trại nghiên cứu ứng dụng Khoa học – Công nghệ, Sở Khoa học - Công nghệ, xã Láng Biển, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức là cá bột từ 3 nguồn cá bố mẹ, gồm nguồn cá nuôi ở Đồng Tháp; nguồn cá tự nhiên ở Cà Mau và nguồn cá tự nhiên ở Kiên Giang đã được nuôi vỗ 3 tháng trong giai.
Cá bột được sinh sản nhân tạo từ 15 cặp bố mẹ của mỗi nguồn và ấp riêng theo từng cặp. Sau khi nở 24 giờ, cá bột được gom lại theo 3 nghiệm thức (nguồn cá) và được bố trí trong 6 ao (diện tích mỗi ao 200 m2 ) với mật độ 500 con/m2 .
Sau 2,5 tháng ương, khối lượng trung bình của cá Đồng Tháp, Kiên Giang và Cà Mau lần lượt là 9,26 ± 1,18 g, 6,43 ± 1,07g và 4,13 ± 1,2 g. Cá Đồng Tháp tăng trưởng nhanh nhất và đồng đều nhất, khác biệt có ý nghĩa so với hai nguồn cá còn lại (P0,05) ở ba nghiệm thức (từ 1,16 đến 1,20). Năng suất cá sặc rằn khác biệt không có ý nghĩa giữa ba nguồn cá, trung bình từ 4.654 đến 5.214 kg/ha. Kết quả nghiên cứu nguồn cá bột từ cá bố mẹ Đồng Tháp cho tăng trưởng nhanh hơn so với nguồn Kiên Giang và Cà Mau.