Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cần lâm sàng và đánh giá kết quả cuộc sống sinh cuộc sinh của thai phụ có nước ối xanh tại bệnh viện phụ sản Thành phố Cần Thơ 2016-2017
Nghiên cứu do nhóm tác giả Lê Nghuyễn Thuỳ Nhân, Nguyễn Thị Kim Quyên và Lưu Thị Thanh Đào thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả cuộc sinh của thai phụ có nước ối xanh tại Bệnh Viện Phụ Sản Thành Phố Cần Thơ
Nước ối xanh hay nước ối lẫn phân su là triệu chứng thực thể thường gặp trong các cuộc chuyển dạ, được ghi nhận xuất hiện trong 10 - 20 % các thai kỳ đủ tháng. Khi có biểu hiện nước ối xanh thì dự hậu cho thai nhi thường xấu hơn so với những trường hợp nước ối trắng đục Nghiên cứu hàng loạt ca trên 187 thai phụ chuyển dạ có nước ối xanh. Ghi nhận dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả cuộc sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi thai từ 37 đến 40 tuần chiếm tỉ lệ cao nhất 79.14%. 40.1% có bề cao tử cung ≥32cm, thời gian chuyển dạ trung bình là 10,03±3,80 giờ. CardioTocography (CTG) bất thường chiếm tỷ lệ 38%. Tỷ lệ nước ối xanh đặc ở nhóm có CTG bất thường là 80,23%, tỷ lệ nước ối xanh đặc ở nhóm có CTG bình thường là 62,93%. Chỉ số ối ≤ 5cm chiếm 14,4%, chỉ số ối >5cm chiếm 85,6%. Chỉ số trở kháng của động mạch rốn ≥0,6 chiếm tỷ lệ 20,30%. Chỉ số trở kháng của động mạch não giữa <0,70 chiếm tỷ lệ 27,30%. Sinh mổ chiếm tỉ lệ 92%, 8.5% trường hợp cần hồi sức sơ sinh, 8% trường hợp hội chứng hít ối phân su (HCHOPS).
Đa số thai phụ chuyển dạ có nước ối xanh được xử trí mổ lấy thai (MLT). Tỉ lệ sơ sinh hít ối phân su chiếm 8% và chỉ số Apgar phút đầu tiên bất thường làm tăng 4,8 lần nguy cơ xuất hiện hội chứng này.
Tạp chí Y Dược học Cần thơ 13-14/2018