Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh An Giang.
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh An Giang” do trường Đại học Cần Thơ thực hiện làm nền tảng xây dựng cơ sở lý luận, khẳng định tính hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu trong vùng.
Với lợi thế về tiềm năng diện tích mặt nước cho nghề nuôi trồng thủy sản, An Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong phong trào nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó số liệu thống kê của Cục thống kê An Giang, diện tích nuôi tôm càng xanh của các tỉnh không ngừng tăng lên vào các năm 2003 – 2007 và đạt cao nhất vào năm 2007 với tổng diện tích nuôi tôm càng xanh là 650 ha. Từ năm 2008 đến nay cùng với những trở ngại chung của nghề nuôi trong khu vực, diện tích nuôi tôm càng xanh của tỉnh An Giang đã giảm dần. Đến cuối năm 2015 diện tích nuôi tôm càng xanh của tỉnh chhir còn khoảng 346 ha (Chi cục thủy sản An Giang, 2016). Diện tích nuôi sụt giảm ngoài những nguyên nhân về thị trường, số lượng và chất lượng con giống thì biến đổi khí hậu ( sự thay đổi về nhiệt độ, mực nước,...) cũng là nguyên nhân chính làm diện tích nuôi tôm càng xanh bị suy giảm . Từ thực tế sản xuất, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để người dân ở địa phương có thể tiếp tục sản xuất được với mô hình nuôi tôm càng xanh trong điều kiện môi trường có nhiều biến động như đã trình bày, năng suất và chất lượng của tôm nuôi trong mô hình có đảm bảo được tính hiệu quả khi vận hành mô hình nuôi trong điều kiện nhiệt độ tăng hay hạn hán xuất hiện.
Vùng nuôi tôm lúa luân canh ở huyện Thoại Sơn có điều kiện thiên nhiên ưu đãi và thuận lợi cho sự phát triển của mô hình. Người dân có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm tốt trong xây dựng và phát triển mô hình. Ứng dụng tốt khoa học kĩ thuật để ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu, giám sát môi trường, chủ động cung cấp con giống chất lượng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,... vẫn còn là những hạn chế cần có giải pháp khắc phục.
Các yếu tố đánh giá chất lượng nước ở các nghiệm thức thí nghiệm tuy có biến động về giá trị, nhưng hoàn toàn không gây ảnh hưởng bất lợi cho sự tồn tại và phát triển của tôm càng xanh trong ruộng lúa .
Thực nghiệm xây dựng tốt hệ thống giám sát môi trường trên nề cát tử (AEMS –Agent Based Enviroment Monitoring System) với việc xây dựng 03 trạm quan trắc đảm bảo giám sát chất lượng nước cấp cho vùng nuôi trồng thủy sản và nước xả thải từ vùng tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn.
Thiết lập được quy trình thu hoạch và bảo quản tôm càng xanh ở ruộng lúa đạt chất lượng thương phẩm, thực hiện gồm 3 bước chính: (1) Xác định thời điểm thu hoạch, (2) Ứng dụng kĩ thuật thu hoạch tôm thương phẩm và (3) Bảo quản sản phẩm tôm càng xanh thu hoạch đạt chất lượng với 2 phương thức: Bảo quản lạnh và bảo quản sống.
Bài viết do ThS Nguyễn Bảo Lâm - Sở khoa học và công nghệ An Giang thực hiện.
Tạp chí KH&CN An Giang, Số 02/2019