Kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần may Tây Đô bằng một số công cụ thống kê.
Để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đề tài đã áp dụng bộ công cụ thống kê bao gồm biểu đồ kiểm soát, biểu đồ Pareto và biểu đồ nhân quả để phân tích hiện trạng và đề ra giải pháp đảm bảo chất lượng. Số liệu được thu thập từ đơn hàng PEI 44SW9067 trên chuyền 1 tại Công ty Cổ phần May Tây Đô. Dựa trên kết quả phân tích đề tài đã đưa ra giải pháp để hạn chế tình trạng lỗi, nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty.
Thực tế cho thấy sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ cũng như có kinh nghiệm quản lý tốt hơn và được bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên. Ngành Dệt May Việt Nam đang ngày Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 3A (2019): 27-32 28 càng khẳng định được uy tín trên thị trường thế giới và đứng trong top các nước xuất khẩu cao. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước tính đạt 20,767 tỷ USD, tăng 15,8% so với 2013 (Bộ Công Thương, 2014). Tính đến nay sản phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam: Hoa Kỳ, các nước EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hóa thương mại cùng sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ đòi hỏi Việt Nam càng phải nỗ lực, chú trọng vào chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng, cạnh tranh được với các nước khác. Chất lượng luôn được xem là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Qua phân tích bằng biểu đồ nhân quả, các nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm được tổng hợp thành các nhóm nguyên nhân chủ yếu: - Do máy móc thiết bị: Bỏ mũi, đút chỉ, dính dầu, rối chỉ, nút bể, ... - Do công nhân: May không đều, so le, sụp mí, nhăn vặn, thiếu nút, chỉ thừa, … - Do nguyên liệu: Khác màu, loang màu, lỗi sợi, …
Dựa vào những nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm các giải pháp được đề xuất để giảm thiểu tình trạng lỗi sản phẩm bao gồm: Tập huấn cho công nhân về điều chỉnh máy, thay kim phù hợp, thay chân vịt, nhắc nhở bộ phận kĩ thuật làm việc cẩn thận; Nhắc nhở công nhân kiểm tra nguyên liệu cẩn thận, tăng cường nhắc nhở công nhân vệ sinh nơi làm việc, kiểm tra máy thường xuyên; Tăng cường kiểm tra nguyên liệu đầu vào và bán thành phẩm; Kiểm tra chất lượng tại nguồn nhằm phòng ngừa những lỗi do công đoạn trước có thể ảnh hưởng đến công đoạn sau.
Nghiên cứu này tập trung vào việc sử dụng bộ công cụ thống kê để kiểm soát tình trạng lỗi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Thông qua biểu đồ kiểm soát, biểu đồ Pareto và biểu đồ nhân quả, đề tài đã tìm ra được các nguyên nhân gây ra tình trạng lỗi trên sản phẩm áo sơ mi và đề xuất các giải pháp để khắc phục. Kết quả chỉ ra rằng việc áp dụng bộ công cụ thống kê vào việc kiểm soát chất lượng trong ngành may là hiệu quả và thành công, nó giúp kiểm soát tốt tình trạng lỗi và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời, đây là giải pháp hữu hiệu giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất và uy tín của công ty. Hy vọng đề tài sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong tương lai và bộ công cụ thống kê được áp dụng rộng rãi trong ngành may, đưa ngành may của Việt Nam phát triển vững mạnh trên thị trường thế giới.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Thị Mỹ Dung, Nguyễn Thị Kiều, Trần Thị Thắm - Khoa Công nghệ - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ -Tập 55, số 3A (2019):27-32